Ấn Độ “chi đậm” mua vũ khí sau căng thẳng với Trung Quốc

Ấn Độ sẽ mua hơn 160.000 khẩu súng trị giá 553 triệu USD để trang bị cho lực lượng quân đội đóng ở các khu vực biên giới có tranh chấp sau vụ đối đầu căng thẳng với Trung Quốc hồi năm ngoái.
Ấn Độ “chi đậm” mua vũ khí sau căng thẳng với Trung Quốc

AFP dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 16/1 cho biết trong cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman chủ trì, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng đã thông qua hợp đồng mua 72.400 súng trường tấn công và 93.895 súng carbine trị giá 35 tỷ rupee (khoảng 553 triệu USD).

Theo thông báo, số vũ khí này được mua để “cho phép các lực lượng phòng vệ đáp ứng được yêu cầu trước mắt của các binh sĩ triển khai ở các khu vực biên giới”. Động thái này diễn ra 6 tháng sau khi xảy ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước.

Dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận mua sắm quốc phòng giá trị lớn. Là quốc gia nhập khẩu vũ khí quốc phòng lớn nhất thế giới, Ấn Độ đã chi hàng tỷ USD để nâng cấp khí tài quân sự được chế tạo từ thời Liên Xô nhằm đối phó với các tranh chấp lãnh thổ kéo dài với hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân là Trung Quốc và Pakistan.

Năm 2014, hàng trăm binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ từng đối đầu nhau ở Đường Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn được coi là đường biên giới trên thực tế giữa hai nước, chạy dọc theo khu vực Ladakh phía tây bắc Ấn Độ.

Cũng liên quan tới tranh chấp biên giới Trung - Ấn, Trung Quốc hồi tháng 6/2017 đã cáo buộc binh sĩ Ấn Độ ngăn cản quân đội nước này xây dựng một con đường ở cao nguyên Doklam, nằm ở khu vực giữa biên giới Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan - một đồng minh của Ấn Độ. Vụ việc này đã khiến quan hệ Trung - Ấn trở nên căng thẳng suốt hơn 2 tháng trước khi hai nước đạt được thỏa thuận cùng rút quân.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…