Án tù chung thân cho hai “trùm” đa cấp Trung Quốc lừa 2,4 tỷ USD

Một tòa án Trung Quốc đã kết án chung thân đối với hai bị cáo đứng đầu một đường dây lừa đảo đa cấp gây thiệt hại cho hơn 200.000 nghìn nhà đầu tư tổng số tiền 15,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 2,4
Án tù chung thân cho hai “trùm” đa cấp Trung Quốc lừa 2,4 tỷ USD

Theo hãng tin Reuters, hai "ông trùm" của đường dây lừa đảo kiểu mô hình kim tự tháp này là Huang Dingfang và Cai Keyi. Cả hai bị kết án trong phiên tòa xét xử tại Tòa án Nhân dân Hàng Châu vào ngày 8/1. Còn lại 19 người khác trong đường dây này lĩnh án tù cao nhất 12 năm mỗi người.

Theo cáo trạng của tòa, Huang mở công ty có tên Longyan E-commerce Co Ltd vào tháng 1/2015 và hợp tác với một công ty khác cho Cai đứng đầu để lừa 200.000 nhà đầu tư, với tổng số tiền lừa đảo là hơn 15,6 tỷ Nhân dân tệ.

Những kẻ lừa đảo này hứa trả lợi nhuận hơn 250% mỗi năm cho nhà đầu tư nếu mỗi người nộp từ 4.000 Nhân dân tệ. Sau đó, Huang và Cai mở một công ty thứ ba để bán cổ phiếu, nói công ty này sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ.

Tòa án cho biết đã yêu cầu 21 bị cáo hoàn lại số tiền hơn 5,7 tỷ Nhân dân tệ cho hơn 170.000 nhà đầu tư.

Trung Quốc đã mở một chiến dịch nhằm vào các mô hình lừa đảo đa cấp, trong đó những kẻ lừa đảo thường đưa ra mức lợi nhuận béo bở nhằm dụ dỗ các nhà đầu tư và thúc giục họ lôi kéo thêm các nhà đầu tư khác.

Hồi tháng 10, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết các vụ lừa đảo mà cảnh sát Trung Quốc điều tra trong 9 tháng đầu năm 2017 có số tiền lừa đảo gần 30 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...