Apple và Arm ký thỏa thuận công nghệ chip cho 20 năm tới

Trong một hồ sơ gửi lên SEC cho thấy, Arm đã đạt được thỏa thuận với Apple cho đến năm 2040 và hơn thế nữa...

Các linh kiện do Arm sản xuất được trưng bày tại Đại hội Mobile World
Các linh kiện do Arm sản xuất được trưng bày tại Đại hội Mobile World

Tiết lộ trong hồ sơ cập nhật mới nhất với SEC, công ty thiết kế chip Arm Holdings cho biết: “Chúng tôi đã ký một thỏa thuận dài hạn mới với Apple, sẽ kéo dài đến năm 2040 và hơn thế nữa, tiếp tục mối quan hệ hợp tác song phương và quyền truy cập của Apple vào kiến trúc Arm”.

Tin tức này chỉ ra rằng Apple đã đảm bảo được quyền truy cập vào phần cốt lõi của một tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng của Arm, hay còn biết đến là kiến trúc Arm (Arm architecture).

Arm, thuộc sở hữu của SoftBank, dự kiến sẽ ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq trong vài tuần tới với tổng mức định giá có thể lên tới 52 tỷ USD. Đây sẽ là đợt IPO công nghệ lớn nhất trong năm nay.

Đối với Arm, lưu ý về thỏa thuận với Apple cho thấy một trong những đối tác quan trọng nhất của công ty sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ Arm trong nhiều năm, dập tắt một số lo ngại rằng sự thay đổi trong cơ cấu công ty có thể khiến một số khách hàng tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Kiến trúc Arm được sử dụng trong hầu hết mọi chip điện thoại thông minh, bao gồm cả dòng A-series dành cho iPhone của Apple. Bộ hướng dẫn của Arm phác thảo cách bộ xử lý trung tâm hoạt động ở mức cơ bản nhất, chẳng hạn như cách thực hiện số học hoặc truy cập bộ nhớ máy tính. Việc chuyển đổi các dự án phần mềm lớn như vậy sang các bộ hướng dẫn khác là rất tốn kém, khó khăn và mất thời gian.

Công ty Arm Holdings, được thành lập vào năm 1990, bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau khi iPhone ra mắt vào năm 2007 và các nhà sản xuất điện thoại thông minh ưa chuộng những con chip sử dụng ít năng lượng, đặc biệt là so với kiến trúc x86 được sử dụng trong chip PC cũng như máy chủ của Intel và AMD.

Một lý do khiến các công ty như Apple sử dụng kiến trúc Arm là vì nó chưa thuộc sở hữu của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Arm, một công ty của Anh, đã cấp phép công nghệ của mình cho tất cả các đối tác và khách hàng có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển chip Arm mà không phải lo lắng rằng khả năng tiếp cận công nghệ của họ có thể bị hạn chế.

Công ty cho biết 250 tỷ con chip sử dụng kiến trúc Arm đã được xuất xưởng trên thế giới, mặc dù khoảng một nửa doanh thu tiền bản quyền của công ty đến từ các sản phẩm được phát hành từ năm 1990 đến năm 2012.

Những lo ngại về khả năng tiếp cận công nghệ Arm là một trong những lý do chính khiến các cơ quan quản lý ngăn chặn nỗ lực mua lại Arm của Nvidia vào đầu năm ngoái, và cũng từ đó dẫn đến đợt IPO vào mùa thu năm nay.

Apple, Google, Nvidia, Samsung, AMD, Intel, Cadence, Synopsis và TSMC đều đã bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch IPO của Arm, với tổng giá trị mua cổ phiếu có thể lên tới 735 triệu USD. Theo một số nhận định của giới chuyên gia, điều này sẽ mang lại cho các công ty nói trên cổ phần trong Arm Holdings và thậm chí cả quyền biểu quyết trong cách thức hoạt động của công ty, đưa họ trở thành các “nhà đầu tư nền tảng”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…