ASML từng bước thực hiện hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc

ASML Holding NV đang từng bước thực hiện theo yêu cầu của chính phủ về việc hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn sang Trung Quốc.
hạn chế xuất khẩu

ASML là một liên doanh giữa Philips và công ty sản xuất chip ASM International, được thành lập vào năm 1984. Hiện tại, công ty có trụ sở ở Veldhoven, Hà Lan; cũng là nơi nghiên cứu, phát triển, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, thiết bị của ASML. 

Dù có thể không nổi tiếng như Apple, Intel hay Samsung, nhưng ASML được coi là công ty công nghệ lớn thứ hai châu Âu về giá trị vốn hóa. Các nhà sản xuất chip trên thế giới đều phải mua máy móc từ ASML để chế tạo các chip bán dẫn sử dụng trong điện thoại, máy tính, ô tô và máy chủ. Các khách hàng lớn nhất của ASML phải kế đến Intel, Samsung cũng như TSMC Đài Loan. ASML có cơ sở khách hàng trên toàn thế giới và hơn sáu mươi điểm dịch vụ tại mười sáu quốc gia. Công ty được liệt kê trên cả Sở giao dịch chứng khoán AEX và NASDAQ.

Một trong những lợi thế chủ chốt của ASML so với các đối thủ toàn cầu khác là công nghệ in litho siêu cực tím EUV thế hệ mới mà công ty làm chủ. Các cỗ máy EUV thường có giá trên 100 triệu Euro/chiếc. Các công nghệ trên những cỗ máy này đã giúp kéo dài thêm tính đúng đắn của định luật Moore, khi cho rằng sức mạnh bộ xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng.

Là nhà cung cấp thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn chính cho các nhà sản xuất chip, ASML kể từ năm 2019 đã buộc phải triển khai một số hạn chế xuất khẩu và giao dịch với nhiều khách hàng Trung Quốc kể từ khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.

Mới đây nhất, chính phủ Hà Lan và Nhật Bản đã có cuộc thảo luận với Hoa Kỳ về vấn đề này, với kết quả được cho là sẽ yêu cầu các công ty trong ngành bán dẫn hạn chế xuất khẩu máy móc, thiết bị quan trọng sang Trung Quốc. 

Bình luận về tin tức này, phía ASML cho biết: “Đã có các bước tiến được thực hiện để hướng tới một thỏa thuận giữa các chính phủ đối với công nghệ sản xuất chip, không chỉ giới hạn ở các công cụ in thạch bản tiên tiến”.

Công ty Hà Lan nói thêm rằng các biện pháp này dự kiến sẽ không có tác động đáng kể đến các dự báo tài chính năm 2023 của họ. “Tuy nhiên, trước khi các thoả thuận có hiệu lực, nó phải được nêu chi tiết và triển khai thành luật, việc này có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian.”

Tuyên bố của nó sau một báo cáo của Bloomberg vào thứ Sáu cho biết Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hà Lan đã đạt được thỏa thuận sau nhiều tháng đàm phán.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…