Tỷ phú Jeff Bezos xác nhận quyên góp phần lớn tài sản cho hoạt động từ thiện

Jeff Bezos có kế hoạch quyên góp phần lớn khối tài sản 124 tỷ USD của mình cho các hoạt động từ thiện.
Tỷ phú Jeff Bezos quyên góp tài sản

Phát biểu với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, nhà sáng lập Amazon - Tỷ phú Jeff Bezos cho biết ông sẽ quyên góp phần lớn khối tài sản 124 tỷ USD của mình cho mục tiêu ngăn ngừa biến đổi khí hậu, cũng như hỗ trợ những tổ chức đoàn kết nhân loại vượt qua sự chia rẽ chính trị.

Mặc dù tỷ phú Jeff Bezos không cung cấp bất kỳ chi tiết cụ thể nào về cách ông sẽ phân bổ số tiền này, nhưng khi được CNN hỏi rằng liệu ông có ý định quyên tặng tài sản của mình ở thời điểm hiện tại hay không, nhà sáng lập Amazon đã nhanh chóng khẳng định: “Tôi có”. 

Đây là lần đầu tiên tỷ phú Jeff Bezos công khai tuyên bố dự định quyên góp phần lớn tài sản của mình.

Trong thập kỷ qua, Tỷ phú Jeff Bezos đã cam kết 10 tỷ USD cho Quỹ Trái đất Bezos. Quỹ từ thiện do nhà báo Lauren Sánchez - người yêu hiện tại của ông Bezos - đồng chủ tịch tập trung nỗ lực vào việc giảm thiểu lượng khí thải carbon của xi măng và thép, phát triển công nghệ theo dõi lượng khí thải carbon chính xác hơn và vận động các cơ quan quản lý xem xét các rủi ro liên quan đến khí hậu.

“Thách thức lớn ở đây là thực hiện nó theo một cách có đòn bẩy,” ông Bezos nói về hoạt động từ thiện của mình và so sánh quá trình quyên góp tài sản với việc xây dựng nên Amazon: “Xây dựng Amazon không hề dễ dàng. Phải mất rất nhiều công sức, với sự giúp đỡ của một nhóm đồng đội thông minh, chăm chỉ, và tôi cùng Lauren đều thấy rằng hoạt động từ thiện cũng giống như vậy. Vì vậy, bạn phải suy nghĩ về nó một cách cẩn trọng và bạn phải có những người xuất sắc trong đội ngũ của mình.”

Xem thêm

Andy Jassy - ​​người kế nhiệm tỷ phú Jeff Bezos là ai?

Andy Jassy - ​​người kế nhiệm tỷ phú Jeff Bezos là ai?

Nhà sáng lập Amazon.com Inc - Jeff Bezos, sẽ rời khỏi vị trí CEO và trở thành Chủ tịch điều hành, chỉ định Andy Jassy làm người kế nhiệm - một dấu hiệu cho thấy công ty đang chuyển đổi từ một nhà bán lẻ trực tuyến thành một tập đoàn Internet.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...