Bắt giữ tàu vận tải Hàn Quốc, Iran tìm ra giải pháp chống lệnh trừng phạt Mỹ

Iran tìm ra một giải pháp độc đáo đối phó với các lệnh trừng phạt và những hạn chế từ cái gọi là chiến dịch "gây áp lực tối đa" do chính quyền Trump thực hiện để chống lại Tehran.

Ngày 4/1/2021, Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Hàn Quốc trên eo biển Hormuz, cáo buộc chiếc tàu vận tải này gây ô nhiễm môi trường.

Tàu chở hóa chất HANKUK CHEMI đi từ Jubail, Ả rập Xê út đến Fujairah thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Theo công ty phân tích dữ liệu Refinitiv, con tàu chở một lô hàng hóa chất không xác định. Trước khi vụ việc xảy ra, cơ quan Kiểm soát Hoạt động Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh thông báo có một "sự tương tác" giữa chính quyền Iran và một tàu buôn ở eo biển Hormuz, buộc chiếc tàu này thay đổi hướng đi và tiến vào vùng biển Iran.

Sau vụ việc, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sẽ cử đơn vị chống cướp biển Cheonghae, thường trú tại Vịnh Aden cùng với trực thăng tới Vịnh Ba Tư. Đơn vị Cheonghae 302 có trong biên chế một khu trục hạm 4.500 tấn, một trực thăng chống ngầm Lynx và ba xuồng cao tốc.

Việc triển khai đơn vị chống cướp biển này là động thái mang tính biểu tượng nhiều hơn một hành động thực tế, cho phép bảo vệ các tàu vận tải thương mại gắn cờ Hàn Quốc trong khu vực khi các lực lượng Iran có ưu thế áp đảo, Lực lượng quân sự thông thường và vũ khí phi đối xứng của hải quân Iran có thể thách thức quân đội Mỹ trong tình huống một cuộc xung đột hạn chế.

Hai ngày trước khi bắt giữ tàu chở dầu mang cờ Hàn Quốc, Iran cho biết một nhà ngoại giao Hàn Quốc sẽ tới Tehran, đàm phán về tài sản hàng tỷ USD của quốc gia Hồi giáo, hiện đang bị đóng băng ở Seoul. Tổng số tiền Iran bị phong tỏa tại Hàn Quốc lên tới 8,5 tỷ USD, Tehran tuyên bố sẵn sàng chuyển hóa tiền thành nhiều loại hàng hóa, bao gồm nguyên liệu thô, thuốc men, hóa dầu, phụ tùng ô tô, đồ gia dụng.

Iran trên thực tế đã cung cấp cho Hàn Quốc một số động lực để đi ngược lại ý muốn của người Mỹ và chấp thuận những đề xuất của Iran.

Một thành tựu ngoại giao quan trọng khác đối với Iran là Qatar, quốc gia không chỉ là đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ mà còn là quốc gia quân chủ vùng Vịnh có quan hệ mang tính hữu nghị với Iran. Ngày 4/1, Ả rập Xê út dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên không, trên biển và đất liền trong 4 năm mà Vương quốc Dầu mỏ cùng với UAE, Kuwait, Ai Cập và Bahrain áp đặt lên Qatar.

Tháng 6/2017, các quốc gia này cáo buộc Qatar hỗ trợ khủng bố và quá thân thiết với Iran nên quyết định cắt đứt quan hệ kinh tế và ngoại giao với Doha, áp đặt phong tỏa trên bộ, trên biển và trên không. Qatar bác bỏ tất cả các cáo buộc và từ chối tuân thủ một danh sách dài các yêu cầu do liên minh này công bố. Nhưng đầu năm mới, liên minh chống Qatar buộc phải rút lui. Những yếu tố then chốt tạo lên tình huống này là:

Ả rập Xê út đang đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu sắc do sự can thiệp thất bại ở Yemen và cuộc phiêu lưu chiến tranh dầu mỏ trên đất nước này;

Mối quan hệ UAE-Ả Rập Xê-út gia tăng căng thẳng đến cấp độ mới do quyền lực của Vương quốc Ả-rập Xê-út suy giảm trong cuộc chiến Yemen và những cáo buộc xung quanh nhưng cuộc chiến vùng Vinh;

Anh hưởng của Iran gia tăng đáng kể trong cộng đồng người dân Trung Đông với tư cách là một quốc gia Hồi Giáo do sự liên kết công khai của những chế độ quân chủ vùng Vịnh với Israel;

Lập trường của Qatar trong quan hệ quốc tế là phát triển các liên minh thay thế các quốc gia quân chủ Trung Đông, tăng cường quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga để giảm áp lực mà Doha phải đối mặt.

Các chế độ quân chủ vùng Vịnh, liên kết chặt chẽ với Israel có thể sẽ cố gắng sử dụng quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhằm thuyết phục Doha chính thức gia nhập liên minh thân Israel do Mỹ dẫn đầu.

Mặc dù vậy, ngay cả khi Qatar tham gia Liên minh dưới áp lực của Mỹ và với hy vọng khôi phục quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Nhưng chắc chắn Doha sẽ không thay đổi chiến lược khu vực do những năm trước, cách tiếp cận theo định hướng quốc gia có được nhiều lợi ích hơn so với việc tham gia một Liên Minh và chờ đợi lợi ích từ Israel.

Với giải pháp mới, Tehran có thể sẽ có nhiều cơ hội hơn mở rộng thị trường nhập khẩu của mình, đồng thời cũng có thể tăng cường ảnh hưởng lên các quốc gia Trung Đông, khi Ả rập Xê út tiếp tục gánh chịu thất bại ở Yemen và những quyết định chống Iran của tổng thống Trump mất hiệu lực trong năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…