Bí quyết giảm mỡ, tăng cơ theo lời khuyên của chuyên gia y tế

Mục tiêu thay đổi vóc dáng không chỉ là câu chuyện giảm cân mà còn là hành trình tinh chỉnh tỉ lệ mỡ – cơ để đạt được sức khoẻ và hình thể lý tưởng…

Bí quyết giảm mỡ, tăng cơ theo lời khuyên của chuyên gia y tế

Nếu bạn từng cố gắng giảm mỡ, tăng cơ, hoặc cùng lúc thực hiện cả hai, thì bạn đã và đang theo đuổi mục tiêu tái cấu trúc cơ thể. Đây không chỉ là câu chuyện về những con số trên bàn cân, mà là hành trình thay đổi tỉ lệ giữa mỡ và cơ trong cơ thể để hướng đến một nền tảng sức khỏe và một vóc dáng thanh thoát hơn.

Trước khi bước vào phần chi tiết về cách thức hiện thực hóa mục tiêu này, cần hiểu rõ khái niệm về thành phần cơ thể (Body composition). Đó là tỉ lệ phần trăm giữa mỡ, khối lượng cơ nạc (chính là cơ bắp) và xương trong tổng thể cơ thể chúng ta. Và việc thay đổi tỷ lệ đó, chứ không đơn thuần là giảm cân, mới là chìa khóa thực sự cho một cơ thể khoẻ mạnh, săn chắc hơn.

Vậy làm thế nào để thay đổi thành phần cơ thể? Chắc chắn, bạn sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen luyện tập. Nhưng tuỳ theo mục tiêu cá nhân, quá trình này có thể phức tạp hơn nhiều so với công thức quen thuộc “ăn ít, tập nhiều”.

Ở cấp độ cơ bản nhất, việc giảm cân đòi hỏi chúng ta phải tạo ra thâm hụt calo, tức là tiêu hao nhiều năng lượng hơn mức nạp vào. Tuy nhiên, như bác sĩ Brittany Busse, Giám đốc Y khoa và nhà đồng sáng lập ViTel Health, từng chia sẻ trên tạp chí Women’s Health, giảm cân không đồng nghĩa với giảm mỡ. “Rất nhiều trọng lượng bị mất đi thực ra là cơ bắp chứ không phải mỡ”, bác sĩ Busse nhấn mạnh.

Để bảo toàn được khối cơ và giảm mỡ, bác sĩ Busse khuyến nghị nên ăn ít nhất 2,2 gram protein cho mỗi kg cân nặng. Protein không chỉ là nguyên liệu để xây dựng cơ bắp mà còn là yếu tố sống còn để duy trì khả năng trao đổi chất và hồi phục của cơ thể.

Về khía cạnh luyện tập, hãy kết hợp các bài tập kháng lực với mức tạ phù hợp. “Mọi người nên tập luyện kháng lực ít nhất ba lần mỗi tuần. Tập tạ sẽ giúp xây dựng cơ bắp, từ đó cải thiện hiệu suất chuyển hóa và thúc đẩy quá trình giảm mỡ hiệu quả hơn”, bác sĩ Busse lưu ý.

Bên cạnh đó, cũng đừng quên các bài tập cardio. Tuy nhiên, hãy cân nhắc giảm cường độ nếu bạn là “tín đồ tập HIIT”.

“Cardio vùng 2 là cách hiệu quả nhất để đốt mỡ mà vẫn giữ được cơ bắp. Đây là mức vận động mà bạn vẫn có thể duy trì được các cuộc hội thoại ngắn trong suốt 45-60 phút”, bác sĩ Brittany Busse lý giải. Đi bộ dốc, đạp xe nhẹ nhàng hay đeo balo đi bộ (rucking) đều là ví dụ điển hình của cardio vùng 2.

Dẫu vậy, hãy luôn nhớ rằng vẫn sẽ có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuổi tác, nội tiết tố và yếu tố di truyền đều có khả năng ảnh hưởng đến thành phần cơ thể và quá trình thay đổi vóc dáng.

Khả năng tiếp cận được thực phẩm lành mạnh, chăm sóc y tế và quỹ thời gian để tập luyện cũng không tương đồng với tất cả mọi người. Vậy nên, hãy bao dung với chính cơ thể mình, và nếu có thể, hãy tìm kiếm thêm sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người có chuyên môn trong hành trình thay đổi cơ thể và lối sống của bạn.

Xem thêm

Thời điểm tập luyện: Bí quyết để tối ưu hóa quá trình giảm cân

Thời điểm tập luyện: Bí quyết để tối ưu hóa quá trình giảm cân

Thời gian tập luyện có thể ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu giảm cân, từ việc cải thiện trao đổi chất đến tăng cường hiệu suất thể thao. Hãy cùng tìm hiểu thêm về lợi ích của việc tập luyện vào buổi sáng và buổi chiều để chọn thời điểm phù hợp nhất với cơ thể và lịch trình của bạn…

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng bộ môn thể thao Pickleball cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây chấn thương khó lường…

Giải mã những lợi ích sức khoẻ của bộ môn thể thao Pickleball

Giải mã những lợi ích sức khoẻ của bộ môn thể thao Pickleball

Pickleball - bộ môn thể thao "hot" nhất hiện nay được giới trẻ yêu thích không chỉ bởi lối chơi đơn giản có tính giải trí cao mà nó còn đem lại nhiều lợi ích bất ngờ như cải thiện sức khoẻ tim mạch, tăng cường sự linh hoạt dẻo dai và giảm căng thẳng…

Có thể bạn quan tâm

Cơ thể bệnh nhân đang điều trị Covid-19 thường ở trạng thái mệt mỏi, sốt nên dẫn đến biểu hiện chán ăn

Người mắc Covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì người mắc Covid-19 cần phải thay đổi nhiều thói quen lành mạnh để giúp cơ thể nhanh chóng trở lại bình thường như thường xuyên vận động, vệ sinh thân thể và các vận dụng xung quanh, kiểm tra thân nhiệt thường xuyên, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn...

Người dân cần gia tăng các biện pháp phòng ngừa Covid-19 cơ bản như đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, tích cực rửa tay…

Người mắc Covid-19 có cần cách ly y tế?

Người mắc Covid-19 khi điều trị ngoại trú nên tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính...

Đầu tư sức khoẻ tinh thần để doanh nghiệp bền vững

Đầu tư sức khoẻ tinh thần để doanh nghiệp bền vững

Với doanh nhân, sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sứ mệnh đem lại sinh kế cho hàng trăm, hàng ngàn nhân công là điều vô cùng quan trọng. Nhưng để doanh nghiệp phát triển bền vững, thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của doanh nhân phải được ưu tiên lên hàng đầu…

Đưa ứng dụng AI vào quy trình thẩm định thuốc

Đưa ứng dụng AI vào quy trình thẩm định thuốc

Trong những tuần gần đây, nhiều thành viên cấp cao của OpenAI đã có các cuộc gặp gỡ với FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) để thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) và một dự án có tên gọi cderGPT...