Bloomberg: Hoạt động xuất khẩu dầu của Nga bắt đầu “ngấm đòn” trừng phạt phương Tây

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu gây gián đoạn lớn đến hoạt động xuất khẩu dầu của Nga, với những diễn biến gần đây cho thấy thách thức ngày càng tăng đối với nỗ lực của Moscow nhằm duy trì doanh số bán năng lượng quan trọng của mình…

Bloomberg: Hoạt động xuất khẩu dầu của Nga bắt đầu “ngấm đòn” trừng phạt phương Tây

Lần đầu tiên kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra hơn hai năm trước, hoạt động xuất khẩu dầu của Nga đang bị gián đoạn nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt phương Tây.

Theo Bloomberg đưa tin, một số diễn biến gần đây cho thấy các nỗ lực của Moscow trong việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng đang gặp cản trở lớn. Có lẽ “đòn giáng” gây sốc nhất đã xảy ra khi các nhà máy lọc dầu Ấn Độ, khách hàng dầu lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc, quyết định ngừng nhận dầu thô trên các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot do nhà nước điều hành. Động thái này từ phía Ấn Độ được xem như là để tránh khỏi các hệ luỵ liên đới từ lệnh trừng phạt phương Tây.

1x-1png-6698.jpeg

Hàng chục đội tàu chở dầu của Nga gần đây cũng không nhận được bất kỳ hàng hóa mới nào kể từ khi bị đưa vào danh sách đen. Ít nhất bảy tàu Sovcomflot đã hoàn toàn biến mất khỏi hệ thống theo dõi tàu hàng ở Biển Đen. Bản thân công ty cũng thừa nhận trong tuần này rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của họ.

Trong khi đó, các lô hàng diesel của Nga vẫn chất đống trên các cảng biển vì không tìm được người mua. Theo công ty phân tích dữ liệu Kpler, có hơn 6 triệu thùng hàng tồn kho tính đến giữa tháng 3, khối lượng cao nhất kể từ năm 2017.

Và dù cho Nga vẫn có thể dựa vào “hạm đội bóng tối” gồm các tàu chở dầu được thay cờ để vượt qua các hạn chế, thì chi phí vận chuyển đắt đỏ hiện nay cũng gây ra áp lực lớn. Theo ước tính từ Argus Media, việc vận chuyển dầu thô của Nga sang Trung Quốc hiện phải chịu mức phí khoảng 14,50 USD/thùng, với hơn một nửa trong số đó là do các lệnh trừng phạt trực tiếp.

Janis Kluge, chuyên gia về trừng phạt tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế Đức, cho biết: “Washington vẫn có những công cụ mạnh mẽ để gây tổn hại cho xuất khẩu dầu của Nga, nhưng họ đã sử dụng chúng một cách thận trọng vì lo ngại giá xăng tăng đột biến trong năm bầu cử. Mặc dù hiện tại tác động vẫn còn hạn chế nhưng nó sẽ làm tăng chi phí vận chuyển và giảm giá dầu của Nga”.

Khi các “lớp hình phạt” ngày một dày lên, mọi con mắt đều đổ dồn vào việc Mỹ và các đồng minh sẽ còn tiến bao xa trong năm 2024 khi chi phí năng lượng cao có thể khiến cử tri Mỹ phẫn nộ.

Trong hầu hết hai năm qua, Moscow đã có thể duy trì hoạt động thương mại mạnh mẽ, thậm chí còn tăng doanh thu từ dầu mỏ. Khả năng phục hồi này là nhờ việc định tuyến lại hoạt động xuất khẩu dầu sang các quốc gia thân thiện như Ấn Độ và Trung Quốc, bất chấp những lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng bức tranh đó đang thay đổi, dần dần thắt chặt tầm nhìn kinh tế đối của nước Nga khi chiến tranh tiếp tục diễn ra.

Hay như gần đây, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào các nhà máy lọc dầu của Nga cũng làm giảm công suất và buộc các công ty phải tạm thời hạn chế xuất khẩu để bình ổn nguồn cung và giá cả trong nước.

Những diễn biến này cho thấy rằng mặc dù Nga có thể lách được một số lệnh trừng phạt, nhưng tác động tổng thể của các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ cũng như biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đang bắt đầu làm gián đoạn cỗ máy xuất khẩu dầu của Điện Kremlin. Và điều này có thể mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các diễn biến tiếp theo của cuộc chiến Nga - Ukraine.

Xem thêm

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử lần thứ 4

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử lần thứ 4

Tổng thống Vladimir Putin đã một lần nữa chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tại Nga mà gần như không có đối thủ cạnh tranh, hứa hẹn sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nga và đối đầu với các lệnh trừng phạt phương Tây….

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…