Dự án do Apiccaps (Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép, linh kiện và hàng da của Bồ Đào Nha) và CTCP (Trung tâm Công nghệ Giày dép Bồ Đào Nha) dẫn đầu, đã tập hợp hơn 100 công ty, tổ chức, trường đại học và trung tâm nghiên cứu để tìm cách thành lập ngành công nghiệp như một "điểm tham chiếu quốc tế trong việc phát triển các giải pháp bền vững."
"Tính bền vững là cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi. Các ngành công nghiệp Bồ Đào Nha luôn phát triển dựa trên uy tín và tin rằng người tiêu dùng nên có quyền truy cập vào tất cả thông tin về sản phẩm. Khi bạn mua một đôi giày được sản xuất Bồ Đào Nha, bạn sẽ biết chính xác những gì bạn nhận được: chất lượng, dịch vụ và tính bền vững của sản phẩm,” ông Paulo Gonçalves, người đứng đầu bộ phận marketing và truyền thông tại Apiccaps, hiệp hội đại diện cho 500 công ty chịu trách nhiệm về 80% sản lượng sản xuất hàng tiêu dùng của Bồ Đào Nha, cho biết.
Để phát triển mục tiêu này trong vòng ba năm tới, ngành công nghiệp giày dép Bồ Đào Nha sẽ đặt ra ngân sách 140 triệu euro, trong đó hơn 50% sẽ được cung cấp bởi khoảng 100 công ty và tổ chức hỗ trợ cho sáng kiến. Một nửa còn lại sẽ do chính phủ và Ủy ban Châu Âu tài trợ.
Khoảng 80 triệu euro sẽ được dành cho dự án ‘BioShoes4All’, nhằm xây dựng một ngành công nghiệp cạnh tranh của Bồ Đào Nha dựa trên “sự thay đổi căn bản” về vật liệu, công nghệ và sản phẩm, trong đó bao gồm một loạt các dự án bền vững từ sản xuất và đào tạo công nhân đến phát triển vật liệu sinh học.
Ông Gonçalves nói chi tiết về tham vọng của dự án: “Chúng tôi muốn đơn giản hóa tất cả các thủ tục, phát triển vật liệu mới, cải thiện hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước và mở rộng tính linh hoạt và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.”
Số tiền 60 triệu euro còn lại sẽ được đầu tư vào sáng kiến 'FAIST', nhằm mục đích phát triển tự động hóa quy trình và công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của ngành về các danh mục sản phẩm mới và cải thiện năng lực cung ứng và sản xuất của các công ty.
"Vào thời điểm mà các thương hiệu phải đáp ứng nhu cầu trực tuyến cao cùng với định vị bền vững, họ phải hợp tác với các ngành công nghiệp liên quan để chia sẻ giá trị và cung cấp dịch vụ nhanh chóng với mức giá hợp lý", đại diện của hiệp hội lập luận, nhấn mạnh rằng "Bồ Đào Nha đang một sự thay thế rất thú vị”.
Trong chia sẻ của mình, ông Gonçalves nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sản xuất ở Châu Âu theo các tiêu chuẩn lao động và chất lượng nhất định. “Bạn có thể sản xuất các sản phẩm bằng vật liệu rất bền vững nhưng trong điều kiện kinh khủng cho công nhân ở một số nhà máy tại Bangladesh. Nhưng đó không có nghĩa là bạn đang hướng tới sự bền vững bạn nếu chỉ nhìn vào sản phẩm cuối cùng."
Đảm bảo một môi trường làm việc công bằng cho 40.000 công nhân trong ngành công nghiệp giày dép của Bồ Đào Nha, chiếm 6,3% việc làm trong ngành sản xuất toàn cầu, là một mục tiêu khác của việc đầu tư vào các dự án và chiến lược bền vững.
Mặc dù lĩnh vực này đã đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trong những năm qua ở các phân khúc như giày dép dệt (với trọng lượng 75 triệu euro), giày chống thấm nước (56 triệu euro) hoặc giày bảo hộ (29 triệu euro) và đã phát triển các vật liệu mới từ bần, táo, dứa ở các trung tâm công nghệ quốc gia; nhưng da vẫn tiếp tục là nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành công nghiệp của Bồ Đào Nha, phần lớn tập trung ở khu vực phía bắc của đất nước. Khoảng 90% trong số 500 công ty do hiệp hội đại diện, do chủ tịch Luís Onofre đứng đầu, nằm gần Porto, ở các khu vực như Felgueiras, Guimarães, Oliveira de Azeméis, Santa Maria da Feira và São João da Madeira.
Người phát ngôn của hiệp hội cho biết: "Chúng tôi tiếp tục tin rằng da là chất liệu tốt nhất trên thị trường. Nó cho phép chúng tôi tạo ra những đôi giày đẹp, bền với giá thành cao hơn một chút so với các chất liệu khác.”
"Có quá nhiều ồn ào về vấn đề da thuộc trong thời trang. Tiêu thụ thịt trên toàn cầu đang tăng đều trong những năm gần đây, do đó, ngày càng có nhiều loại da trên thị trường. Chúng tôi không sử dụng da ngoại lai, mà sử dụng da bò ngành công nghiệp thực phẩm thải bỏ. Đó là một hình thức tái chế và tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn." Bên cạnh đó, Hiệp hội Apiccaps hiện đang cộng tác với khoảng 20 chuyên gia về các lựa chọn thay thế giày dép thuần chay.
Trong khi xuất khẩu, chiếm 95% sản lượng của Bồ Đào Nha, đã tăng 29% nhờ ngành công nghiệp giày dép đầu tư đáng kể vào các thị trường "có tiềm năng lớn" như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada hoặc Trung Quốc trong thập kỷ qua, nhưng xuất khẩu của Bồ Đào Nha gần đây đã phải chuyển hướng sang Liên minh châu Âu vì tình hình đại dịch khiến xuất khẩu giảm 60% vào năm 2020. Tính đến ngày nay, Đức là nhà nhập khẩu giày dép hàng đầu của Bồ Đào Nha, tiếp theo là Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha, trong khi các đối thủ chính của nước này là ngành công nghiệp giày dép của Ý và Tây Ban Nha.
Ông Gonçalves cho biết: “Chúng tôi đang dần trở lại trạng thái bình thường, nhưng chậm hơn nhiều so với mong đợi và nhu cầu của lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngành công nghiệp giày dép bắt đầu phục hồi vào năm 2021, xuất khẩu 69,3 triệu đôi, trị giá 1,7 triệu euro.”
Trong khi thận trọng về tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine và lạm phát đối với kinh tế thế giới, ông Gonçalves vẫn lạc quan về sự tăng trưởng của ngành vào năm 2022. Xuất khẩu đã tăng hơn 20% trong những tháng đầu năm.