Bộ trưởng Y tế New Zealand từ chức sau những chỉ trích về Covid-19

Bộ trưởng Y tế New Zealand đã phải từ chức sau khi gặp phải vô số chỉ trích vì để lỡ các trường hợp nhiễm Covid-19 mới.
Bộ trưởng Y tế New Zealand từ chức sau những chỉ trích về Covid-19

Bộ trưởng Y tế New Zealand David Clark đã chính thức từ chức vào hôm nay (2/6) vì sai sót trong kiểm soát dịch Covid-19 chỉ vài ngày sau khi nước này tuyên bố đất nước hết dịch. 

Ông Clark trước đó cũng hứng chịu nhiều chỉ trích vì 2 lần vi phạm quy định cách ly xã hội trong thời gian vừa qua, khi ông đã đưa gia đình đi du lịch biển và lái xe đến đường đua xe đạp leo núi. 

“Tôi đã thấy rõ được rằng việc mình tiếp tục đứng ở vai trò hiện tại đang gây ra sự mất tập trung cho phản ứng chống Covid-19 của chính phủ,” ông Clark chia sẻ trong một cuộc họp báo ở Wellington. 

Thủ tướng Jacinda Ardern, người trước đây đây đã từ chối các cuộc gọi yêu cầu sa thải ông David Clark, cho biết đồng ý với quyết định của ông. 

Vào đầu tháng 6, New Zealand tuyên bố đã “loại bỏ được virus Covid-19”. Tuy nhiên, Thủ tướng Ardern vẫn cảnh báo vẫn sẽ có các trường hợp mới xuất hiện khi đất nước dỡ bỏ các hạn chế xã hội.

Chỉ sau đó vài này, nước này phát hiện trường hợp hai phụ nữ đến từ Anh Quốc được cho phép rời khu vực cách ly sớm hơn quy định, đã có xét nghiệm dương tính với Covid-19. 

Hiện New Zealand vẫn chưa có trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng nhưng vẫn còn khoảng 22 trường hợp công dân từ nước ngoài trở về tại khu vực biên giới. 

Thủ tướng Ardern đã bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục Chris Hipkins làm Bộ trưởng y tế lâm thời cho đến cuộc bầu cử tháng 9, sau đó bà sẽ xem xét một ứng cử viên lâu dài. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...