"Cá nhân tạo” - một giải pháp cho tình trạng đánh bắt quá mức

Một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại California đang tạo ra cá hồi trong phòng thí nghiệm.
"Cá nhân tạo” - một giải pháp cho tình trạng đánh bắt quá mức

Cá hồi hun khói, hấp, nướng, áp chảo và thậm chí là ăn sashimi sống: cá hồi rất linh hoạt để chế biến và cũng rất phổ biến - do đó đây là loại cá đơn lẻ lớn nhất thế giới tính theo giá trị. Nhưng sự nổi tiếng đó cũng khiến dân số cá hồi hoang dã Bắc Đại Tây Dương giảm một nửa từ năm 1983 đến năm 2016. Đó là dấu hiệu của một vấn đề rộng lớn hơn: gần 90% nguồn cá biển toàn cầu bị cạn kiệt, đánh bắt quá mức hoặc khai thác hết, theo Nghiên cứu của Liên hợp quốc.

Hiện nay, Wildtype - một công ty startup lại Mỹ đang nghiên cứu và chế tạo một loại cá hồi nhân tạo, được thực hiện dựa trên công thức nuôi cấy chiết xuất từ trứng cá. 

Công ty đã huy động được 100 triệu USD vào tháng 2/2022, bao gồm sự hỗ trợ từ nam diễn viên và nhà hoạt động môi trường Leonardo DiCaprio, và công ty đầu tư Bezos Expeditions của Jeff Bezos. 

Giờ đây, Wildtype đang hy vọng mở rộng quy mô và là một trong những người đầu tiên đưa sản phẩm cá nuôi trong phòng thí nghiệm ra thị trường, Justin Kolbeck, nhà đồng sáng lập Wildtype cho biết.

Wildtype nuôi cấy tế bào trong dung dịch dinh dưỡng trong các thùng thép tương tự như các thùng lên men được sử dụng bởi các nhà máy bia. Một tấm lưới từ thực vật được gọi là "giàn giáo" sử dụng để giúp các tế bào hình thành mô dạng sợi hoặc chất béo.

cá hồi

Ông Kolbeck cho biết ý tưởng này thậm chí còn mang ý nghĩa to lớn hơn, có khả năng mang lại một loại thay thế cá chế biến sẵn tạo ra từ protein thực vật. “Bạn có thể sử dụng thực vật để tạo ra các sản phẩm kiểu băm khá dễ dàng, nhưng thực sự rất khó để có được một loại sản phẩm cắt miếng hoàn toàn, giống như bạn tìm thấy trong một nhà hàng sushi. Vì vậy, đó là thử thách mà chúng tôi đặt ra cho chính mình.”

Không phải tất cả các sản phẩm cá đều gây hại cho nguồn cá tự nhiên. Nuôi trồng thủy sản, hay cá nuôi, chiếm gần một nửa trong số 179 triệu tấn sản lượng cá toàn cầu vào năm 2018, nhưng nó có những hạn chế. Cá nuôi thường được cho uống thuốc kháng sinh, chúng có thể chứa vi nhựa và chất thải từ nuôi trồng thủy sản có thể gây ô nhiễm hệ sinh thái thủy sinh.

Aryé Elfenbein, đồng sáng lập Wildtype và là nhà sinh học phân tử, cho biết: "Cá nuôi cấy tế bào không có kháng sinh, không có kim loại nặng, không có vi nhựa, không có chất thải, vì chỉ những phần có thể ăn được của cá mới được nuôi và sản phẩm của họ chỉ mất bốn đến sáu tuần để phát triển, so với hai đến ba năm cần thiết để nuôi một con cá hồi trưởng thành trong nuôi trồng thủy sản”.

Tuy nhiên, trước khi các công ty như Wildtype có thể mở rộng ra thị trường, ngành công nghiệp này cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Cho đến nay, Singapore là quốc gia duy nhất chấp thuận việc bán thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm. Tại Mỹ, FDA sẽ cấp phép cho các sản phẩm như thế này và vòng quy định đầu tiên sẽ được dự kiến ​​vào cuối năm nay. Ông Kolbeck cho biết ông đã làm việc với FDA trong hai năm qua để thiết lập các thực hành tốt nhất cho việc quản lý và sản xuất thực phẩm được trồng trong phòng thí nghiệm.

Nhà máy thí điểm hiện tại của Wildtype chỉ có công suất sản xuất "khiêm tốn" nhưng công ty đang xây dựng các cơ sở lớn hơn với mong đợi sự chấp thuận của FDA. Ông Kolbeck ước tính, sẽ phải mất một thập kỷ trước khi các công ty như ông đạt được quy mô sản xuất công nghiệp - và ông nhấn mạnh rằng đó không phải là giải pháp cuối cùng hay duy nhất cho việc đánh bắt quá mức.

Triển khai có mục tiêu

Wildtype không phải là công ty khởi nghiệp duy nhất ở Thung lũng Silicon trong lĩnh vực này đang thu hút được giới đầu tư: BlueNalu đã huy động được 60 triệu USD vào năm ngoái, trong khi Finless Foods đã huy động được 34 triệu USD vào tháng 3. Cả hai đều có kế hoạch sản xuất cá ngừ vây xanh nuôi tế bào, một loài cá được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng cho đến khi số lượng bắt đầu tăng lên trong thập kỷ qua.

Kate Krueger, một nhà sinh học tế bào, đồng thời là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Helikon Consulting, một công ty tư vấn cho lĩnh vực thực phẩm sáng tạo, cho biết thị trường protein nuôi cấy đã mở rộng nhanh chóng trong 5 năm qua. Các thương hiệu như Impossible Foods - chuyên sản xuất bánh mì kẹp thịt và xúc xích làm từ thực vật giống như thịt thật - đã mở đường cho sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với mảng sản phẩm mới. 

cá hồi

Việc triển khai có mục tiêu của Impossible Foods, bắt đầu tại các nhà hàng cao cấp độc quyền trước khi mở rộng sang các chuỗi burger toàn cầu và sau đó là các siêu thị, là một mô hình mà các sản phẩm cá nuôi trồng có thể làm theo, bà Kruger cho biết thêm.

Đặc biệt những sản phẩm “cá theo miếng" của Wildtype sẽ có mức chấp nhận cao hơn nhiều so với một sản phẩm băm nhỏ "không có cấu trúc" như phần thịt nhân burger. Bà Kruger nhận định: “Mọi người có thể mong đợi độ chính xác cực cao từ những sản phẩm này. Sản phẩm có cấu trúc sẽ là những ngôi sao trong lĩnh vực này."

Wildtype mong muốn đưa các sản phẩm của mình sẽ góp phần làm giảm gánh nặng cho nguồn cá như một mục tiêu lâu dài. Ông Kolbeck chia sẻ: “Nếu chúng ta cứ tiếp tục đánh bắt theo tần suất này, vào năm 2030, chúng ta có thể sẽ mất đi rất nhiều loại cá. Tôi là một người cha có con nhỏ và tôi không muốn các con sống trong một thế giới ít đa dạng sinh học hơn và kém phong phú hơn thế giới mà bản thân tôi và thế hệ đi trước được thừa hưởng - đặc biệt là khi chúng tôi có sẵn các công cụ để làm được điều gì đó cho thiên nhiên.”

Có thể bạn quan tâm