Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Một trong những tin tức được quan tâm nhiều nhất trong tuần qua là tuyên bố của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về việc ông sẽ tăng cường thuế quan đối với hàng hoá từ Mexico, Canada và Trung Quốc ngay khi chính thức trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.

Ngay từ khi còn đang vận động tranh cử, ông Trump đã nhiều lần cam kết sẽ áp thuế bổ sung đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Nếu những dự định này trở thành hiện thực, nó sẽ làm thay đổi mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và các đối tác, đặc biệt là ở khu vực Châu Á.

Mặc dù hậu quả tiềm tàng của động thái này chưa thể đoán định, nhưng những kế hoạch thuế quan gay gắt như vậy có khả năng gây tổn thất nặng nề cho nhiều quốc gia châu Á vốn phụ thuộc rất lớn vào việc xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.

screenshot-2024-11-30-at-103447.png
Một số nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của châu Á có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu các đề xuất thuế quan của ông Donald Trump được thực

Trong năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản. Ngoài ra, Mỹ là thị trường lớn thứ hai của Hàn Quốc và Indonesia và cũng là thị trường lớn thứ ba đối với Malaysia và Singapore. Nhìn chung, trong số 10 đối tác cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Mỹ, có tới sáu quốc gia nằm ở châu Á.

Tuy nhiên, dòng chảy thương mại này là không cân đối, vì Mỹ đang thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia châu Á, tức là Mỹ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu sang những nước này. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Mỹ ghi nhận mức thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc, đứng thứ hai là Mexico và thứ ba là Việt Nam. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nằm trong danh sách.

screenshot-2024-11-30-at-103455.png
Trong số 10 đối tác cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Mỹ, có tới sáu quốc gia nằm ở Châu Á, chiếm 32% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ vào năm 2023

Mặc dù thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã thu hẹp trong năm qua, nhưng thâm hụt với các nước như Việt Nam và Thái Lan lại gia tăng trong bối cảnh Mỹ cố gắng giảm phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo chia sẻ trước đó, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nói rằng mục tiêu của việc tăng thuế là để thu hẹp hoặc loại bỏ hoàn toàn thâm hụt thương mại, nhưng nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng thuế nhập khẩu thực chất là một loại thuế gián tiếp mà người Mỹ sẽ phải gánh chịu, do giá cả hàng hoá trong nước tăng lên khi các công ty chuyển một phần chi phí sang giá bán ra cho người tiêu dùng.

“Nếu chúng tôi phải chịu thuế, chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ chi phí đó cho người tiêu dùng”, ông Philip Daniele, CEO của AutoZone phát biểu trong một cuộc gọi báo cáo tài chính vào tháng Chín.

screenshot-2024-11-30-at-103502.png
Sau khi đạt đỉnh vào năm 2018 dưới thời Tổng thống Donald Trump, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm vào năm 2023, do Mỹ tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia như Việt Nam và Hàn Quốc

Nhìn ở một khía cạnh khác, các cam kết áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc của ông Donald Trump có thể mang tới lợi ích cho một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là khi các nhà máy sản xuất phải chuyển khỏi Trung Quốc và sang các nước khác trong khu vực để tránh thuế bổ sung.

Đầu tháng này, thương hiệu giày Steve Madden của Mỹ đã thông báo sẽ giảm một nửa sản lượng sản xuất tại Trung Quốc để tránh các khoản thuế của ông Trump và chuyển sang tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia khác như Campuchia, Việt Nam, Mexico và Brazil.

Xem thêm

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...