Lý do gì khiến hàng loạt siêu thị ở Hàn Quốc bỗng nhiên... thiếu muối?

Lo ngại Nhật xả nước thải ra biển, người dân Hàn Quốc đổ xô tích muối biển khiến hàng loạt siêu thị đang trong tình trạng thiếu muối trầm trọng...
Lý do gì khiến hàng loạt siêu thị ở Hàn Quốc bỗng nhiên... thiếu muối?

Trong tháng vừa qua, Hàn Quốc đã phải vật lộn với tình trạng thiếu muối biển khi người dân gom hàng với số lượng lớn. Phản ánh sự lo lắng ngày càng tăng của trước kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.

Người dân lo ngại về thực phẩm biển

Trong các thông cáo thời gian gần đây, giới chức trách Nhật Bản và Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc đã khẳng định rằng kế hoạch xả nước của Fukushima là an toàn. Nước ô nhiễm đã được xử lý sẽ được pha loãng cao và giải phóng từ từ vào Đại Tây Dương trong nhiều năm.

Chính phủ Nhật Bản cho biết việc giải phóng nước thải là cần thiết để thực hiện quy trình vĩnh viễn đóng cửa nhà máy hạt nhân Fukushima. Chính phủ nước này sẽ xả nước sẽ bắt đầu vào mùa hè năm nay, mặc dù chưa chỉ rõ ngày cụ thể.

Tuy nhiên, những đảm bảo an toàn trên vẫn gây bất an cho người dân ở các quốc gia láng giềng như Hàn Quốc, nơi ngư dân cho biết sinh kế của họ đang bị đe dọa và người dân đang tích trữ các loại thực phẩm vì lo ngại về ô nhiễm. Trung Quốc cũng đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ một số vùng ở Nhật Bản.

Khi CNN đến thăm một siêu thị ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, các kệ chứa đầy ắp các loại gia vị từ bột tỏi đến tương ớt, ngoại trừ một khoảng trống là nơi từng đặt muối. Một tấm biển gần đó ghi: “Hết muối. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này". Theo Reuters, vào tháng 6, người tiêu dùng đã bắt đầu cất giữ cả các loại thực phẩm biển chủ lực khác như rong biển và cá cơm.

Hàn Quốc
Một nhà điều tra từ Liên minh Các hợp tác Hợp tác Ngư nghiệp Quốc gia kiểm tra mức độ phóng xạ trong cá trích từ Nhật Bản tại chợ cá Noryangjin ở Seoul

Theo Hiệp hội sản xuất muối Hàn Quốc, giá muối đã tăng hơn 40% kể từ tháng 4/2023. Tình trạng thiếu hụt muối nghiêm trọng đến nỗi chính phủ Hàn Quốc đã buộc phải phát hành muối biển từ các kho dự trữ chính thức để ổn định giá. Chính phủ cũng cho biết thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến sản xuất muối và góp phần đẩy giá lên cao.

"Người dân không cần phải lo lắng về nguồn cung muối biển vì lượng muối cung cấp cho tháng 6 và tháng 7 sẽ khoảng 120.000 tấn, cao hơn so với sản xuất hàng năm trung bình. Chúng tôi yêu cầu công chúng chỉ nên mua lượng muối cần thiết", Bộ Thủy sản và Đại dương Hàn Quốc nói.

Các lo lắng về thực phẩm biển bị nhiễm phóng xạ đã được thể hiện rõ nhất tại chợ cá lớn nhất Seoul vào tuần trước, nơi các nhân viên trực tiếp sử dụng công cụ phát hiện phóng xạ để kiểm tra sản phẩm tươi sống tại các gian hàng khác nhau để làm dịu lòng người mua hàng.

"Hiện nay, khi hơn 80% công chúng cho biết về việc xả nước thải ở nhà máy Fukusima, họ sẽ ăn ít hải sản hơn. Điều đó là đáng lo ngại. Nếu công chúng tránh xa hải sản, chúng tôi sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản", ông Lee Gi-sam, một ngư dân ở thành phố cảng Tongyeong nói.

Ông Lee Gi-sam không tin vào sự khẳng định của chính quyền rằng kế hoạch là an toàn, mặc dù Nhật Bản đã nhận được sự chấp thuận từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc.

"Ngay cả tôi cũng không đủ tự tin để con cái tôi ăn chúng. Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình trên biển và tôi đã làm công việc này suốt 30 năm. Tôi không có bất kỳ kỹ năng khác. Tôi đã sống cả cuộc đời bằng cách bắt cá nên tôi không thể thử làm gì khác", ông Lee giãi bày. 

Đòn chí mạng cuối cùng?

Lo ngại của công chúng cũng chính là tin xấu đối với ngư dân Nhật Bản. Nhiều ngư dân Nhật Bản đã phải tạm ngừng hoạt động trong nhiều năm sau vụ thảm họa Fukushima hoặc chỉ hoạt động vừa đủ duy trì kinh doanh. Việc xả nước thải của Nhật Bản không chỉ đe dọa đến sinh kế của ngư dân mà cả những doanh nghiệp trong nước và các nước lân cận cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Trước thảm họa, ngành công nghiệp đánh bắt cá ven biển Fukushima đã thu được giá trị đạt khoảng 69 triệu USD vào năm 2010. Đến năm 2018, con số này đã giảm xuống chỉ còn hơn 17 triệu USD. Năm ngoái, mặc dù đã phục hồi đáng kể đạt khoảng 26 triệu USD, nhưng vẫn chỉ là một phần nhỏ so với trước đây.

Hàn Quốc
Một người bán cá sắp xếp hải sản tại chợ bán buôn cá Noryangjin ở Seoul

Hàn Quốc đã cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản từ khu vực Fukushima kể từ năm 2013 đến nay.

Tuy nhiên, lệnh cấm này chưa thể khiến người tiêu dùng ở Hàn Quốc yên tâm. Bởi lẽ, họ lo ngại rằng nước thải đã qua xử lý có thể ảnh hưởng đến cả đời sống đại dương ngoài vùng biển Nhật Bản. Một cuộc khảo sát Gallup Korea tháng 6 cho thấy 78% người được hỏi nói rằng họ rất hoặc hơi lo lắng về việc ô nhiễm thực phẩm biển. Khi được hỏi, một số người mua hàng tại các chợ cá cho rằng họ có thể ngừng ăn hải sản trong thời gian tới.

Các quốc gia khác cũng đang thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe của người dân. Trung Quốc cũng thông báo rằng họ đang cấm nhập khẩu thực phẩm từ 10 tỉnh Nhật Bản bao gồm Fukushima và nâng cao quá trình kiểm tra và giám sát thực phẩm từ các khu vực khác của đất nước. Biện pháp này nhằm ngăn chặn thực phẩm Nhật Bản bị ô nhiễm phóng xạ được xuất khẩu vào Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN tuần trước, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết sự lo ngại của công chúng là dễ hiểu. Tuy nhiên, ông vẫn hoàn toàn tin vào cơ sở vững chắc của kết luận của tổ chức. 

Chính phủ Hàn Quốc cho biết họ sẽ tôn trọng kết luận của IAEA. Nhưng điều này không thuyết phục được nhiều người dân, với hàng trăm người đã tham gia biểu tình vào tuần trước tại Seoul, chỉ trích IAEA, chính phủ Nhật Bản cũng như lên án việc xả nước thải.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…