Tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới, Hàn Quốc đối mặt với áp lực lớn chưa từng có

Trên khắp thế giới, các quốc gia đều đang phải đối mặt với viễn cảnh dân số già hoá – nhưng không đâu khác nghiêm trọng hơn tình hình tại Hàn Quốc…
Tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới, Hàn Quốc đối mặt với áp lực lớn chưa từng có

Trong 60 năm qua, Hàn Quốc đã trải qua mức giảm tỷ lệ sinh nở nhanh nhất trong lịch sử loài người được ghi nhận. Năm 1960, tổng tỷ suất sinh nở của quốc gia - số con trung bình mà một phụ nữ có trong những năm sinh sản của mình - ở mức dưới sáu người con trên một phụ nữ. Nhưng vào năm 2022, con số đó là 0,78.

Hàn Quốc hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới đăng ký tỷ lệ sinh dưới một trẻ em trên một phụ nữ, trong khi một số quốc gia khác như Ukraine, Trung Quốc và Tây Ban Nha - cũng đang ở gần như vậy.

Trong một nghiên cứu sâu rộng về dân số châu Á, nhà nhân khẩu học Steven Vass chỉ ra rằng sự suy giảm nghiêm trọng và kéo dài này sẽ có tác động rất lớn đến Hàn Quốc.

Lợi tức nhân khẩu học

Các quốc gia cần có tổng tỷ suất sinh là 2,1 trẻ em trên một phụ nữ để có thể duy trì dân số, khi các tác động của nhập cư và di cư không được xem xét. Và tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đã liên tục ở dưới con số đó kể từ năm 1984, khi nó giảm từ 2,17 trong năm 1983 xuống 1,93. 

Điều đáng chú ý nhất ở đây là là khoảng thời gian tương đối ngắn mà sự suy giảm này diễn ra. 

Trở lại năm 1800, tổng tỷ suất sinh của Mỹ là hơn 6,0. Nhưng Mỹ đã mất khoảng 170 năm để liên tục giảm xuống dưới mức trung bình (2,1 trẻ). Để so sánh, trong hơn 60 năm mà tỷ suất sinh của Hàn Quốc giảm từ 6,0 xuống 0,8, thì Mỹ chứng kiến mức giảm dần dần từ 3,0 xuống 1,7.

Suy giảm sinh nở có thể có tác động tích cực trong một số trường hợp nhất định, hay còn được các nhà nhân khẩu học gọi là “lợi tức nhân khẩu học”. Cụm từ này đề cập đến sự phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế của một quốc gia khi tỷ lệ sinh giảm và những thay đổi tiếp theo trong thành phần tuổi dẫn đến nhiều người trong độ tuổi lao động, đồng thời nhóm tuổi “phụ thuộc” như trẻ nhỏ và người già lại trở nên ít hơn. 

tỷ lệ sinh

Đó là điều đã xảy ra ở Hàn Quốc – khi tỷ lệ sinh giảm đã giúp chuyển đổi Hàn Quốc từ một quốc gia rất nghèo thành một đất nước giàu có. Nhìn lại vào cuối những năm 1950, Hàn Quốc chứng kiến nền kinh tế bị tàn phá bởi Chiến tranh Triều Tiên (diễn ra từ năm 1950 đến năm 1953). Khi đó, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Năm 1961, thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ vào khoảng 82 USD.

Nhưng sự tăng tốc mạnh mẽ về kinh tế bắt đầu từ năm 1962, khi chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, bao gồm cả một chương trình về dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm "kìm" tỷ lệ sinh của quốc gia. Kết quả là, dân số phụ thuộc của đất nước - trẻ em và người già - ngày càng thấp hơn so với dân số trong độ tuổi lao động.

Sự thay đổi nhân khẩu học đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tiếp tục diễn ra tốt đẹp vào giữa những năm 1990. Năng suất cao, kết hợp với lực lượng lao động hùng mạnh và giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trung bình hàng năm của Hàn Quốc từ 6% đến 10% trong nhiều năm.

Ngày nay, Hàn Quốc là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 35.000 USD.

Các biện pháp xã hội

Phần lớn sự chuyển đổi kinh tế của Hàn Quốc từ một quốc gia nghèo thành một quốc gia giàu có nhờ vào lợi tức nhân khẩu học được thực hiện trong quá trình giảm mức sinh của đất nước. Nhưng thông thường lợi tức nhân khẩu học chỉ có thể hoạt động tốt trong thời gian ngắn. Mức sinh giảm trong dài hạn lại là thảm họa đối với nền kinh tế của một quốc gia.

Cho đến nay, với tỷ lệ sinh cực thấp, Hàn Quốc đang bước vào lối mòn của Nhật Bản, từng ngày trở thành một quốc gia có nhiều người già và ít người lao động hơn. Văn phòng Thống kê Hàn Quốc gần đây báo cáo rằng nước này đã liên tục sụt giảm dân số ở mức cao trong ba năm qua: giảm 32.611 người vào năm 2020, 57.118 vào năm 2021 và 123.800 vào năm 2022.

Nếu xu hướng này tiếp tục và đất nước không chào đón thêm hàng triệu người nhập cư, thì tổng dân số 51 triệu hiện tại của Hàn Quốc sẽ giảm xuống còn dưới 38 triệu trong bốn đến năm thập kỷ tới. Và một tỷ lệ lớn dân số của xã hội sẽ ở độ tuổi trên 65 trong khi độ tuổi lao động sẽ thấp hơn hẳn. 

tỷ lệ sinh

Trong nỗ lực ngăn chặn cơn ác mộng về nhân khẩu học, chính phủ Hàn Quốc đang cung cấp các ưu đãi tài chính cho các cặp vợ chồng sinh con và tăng trợ cấp hàng tháng cho các bậc cha mẹ. Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol cũng đã thành lập một cơ quan quản lý mới để thiết lập các chính sách nhằm khuyển khích sinh nở. 

Nhưng cho đến nay, các chương trình này - với giá trị lên đến 200 tỷ USD - không mang đến nhiều tác dụng như mong muốn. Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc không hề tăng trong 16 năm qua mà thay vào đó là giảm mạnh. Một cách gọi khác của thực trạng này, theo các nhà phân tích, là bẫy sinh nở thấp” - hàm ý nói rằng khi tỷ lệ sinh nở của một quốc gia giảm xuống mốc dưới 1,5 hay 1,4 thì rất khó, hay thậm chí là không thể, để có thể tăng trở lại một cách đáng kể. 

Giống như Hàn Quốc, nhiều quốc gia khác – bao gồm Pháp, Úc và Nga – đều đã đẩy mạnh các chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ sinh, nhưng hầu như không thành công.

Cách thực sự duy nhất để Hàn Quốc xoay chuyển tình thế này là dựa nhiều vào nhập cư. Bởi lẽ người di cư thường trẻ, năng suất cao và thường có nhiều con hơn so với người bản địa. Nhưng Hàn Quốc lại có chính sách nhập cư rất hạn chế, không có con đường nào cho người nhập cư trở thành công dân hoặc thường trú nhân trừ khi họ kết hôn với người Hàn Quốc.

Đối với việc nhập cư để bù đắp tỷ lệ sinh đang giảm của Hàn Quốc, số lượng lao động nước ngoài có thể sẽ cần phải tăng gần gấp 10 lần. Nếu không, viễn cảnh nhân khẩu học của Hàn Quốc sẽ khiến quốc gia trở thành một trong những quốc gia có dân số già nhất trên thế giới. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…