Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố lãi suất có thể không tăng nhiều như dự kiến

Căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải cân nhắc lại các mức tăng lãi suất trong thời gian tới…

Phát biểu tại một hội nghị tiền tệ ở Washington, D.C., chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết các sáng kiến ​được sử dụng để giải quyết các vấn đề tại các ngân hàng khu vực hầu hết đã ngăn chặn các tình huống xấu nhất xảy ra.

Nhưng ông lưu ý rằng các vấn đề tại ngân hàng Silicon Valley và những vấn đề khác vẫn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế.

“Các công cụ ổn định tài chính đã giúp làm dịu các điều kiện khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác, những biến động đó vẫn đang góp phần thắt chặt các điều kiện tín dụng và có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tuyển dụng và lạm phát,” ông Powell chia sẻ. “Do vậy, lãi suất chính sách có thể không cần phải tăng nhiều dự kiến trước đây nhằm đạt được các mục tiêu mà Fed đề ra. Nhưng tất nhiên, triển vọng lãi suất vẫn là rất không chắc chắn”. 

chủ tịch Fed
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell

Bình luận của nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ được đưa ra vào thời điểm giới đầu tư chủ yếu kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất vào cuộc họp tháng 6 tới. Tuy nhiên, tâm lý của thị trường đã bị dao động khi các quan chức Fed cân nhắc tác động của chính sách đối với lạm phát. Nhìn chung, ông Jerome Powell cho biết lạm phát vẫn còn quá cao.

“Nếu không sớm giảm lạm phát thì nỗi đau kinh tế bị kéo dài, gây ra tác hại lớn hơn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Chúng tôi muốn tránh điều đó bằng cách kiên định theo đuổi các mục tiêu đã đề ra”, ông Powell nói thêm.

Ông Powell mô tả chính sách hiện tại của Fed là hạn chế và cho biết các quyết định trong tương lai sẽ phụ thuộc vào dữ liệu chứ không phải là một kế hoạch định sẵn. Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã nâng tỷ lệ vay chuẩn lên phạm vi 5% - 5,25% từ mức gần bằng 0 trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19. 

Các quan chức đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc tăng lãi suất diễn ra với độ trễ từ một năm trở lên, vì vậy các động thái của chính sách chưa hoàn toàn lưu thông trong nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ phần lớn hướng đến việc hạ nhiệt thị trường lao động, trong đó tỷ lệ thất nghiệp 3,4% hiện tại được gắn với mức thấp nhất kể từ năm 1953. Lạm phát theo các thước đo của Fed đang ở mức 4,6%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% trong dài hạn.

Các nhà kinh tế trước đây đã dự đoán rằng việc tăng lãi suất sẽ kéo nền kinh tế Mỹ vào ít nhất một cuộc suy thoái nông, có thể xảy ra vào cuối năm nay. GDP tăng trưởng với tốc độ hàng năm thấp hơn dự kiến là 1,1% trong quý đầu tiên nhưng đang trên đà tăng tốc 2,9% trong quý hai, theo một công cụ theo dõi của Fed Atlanta.

Phát biểu của chủ tịch Jerome Powell diễn ra cùng ngày Fed New York công bố nghiên cứu cho thấy lãi suất trung lập trong dài hạn, một loại lãi suất không hạn chế cũng không kích thích, về cơ bản không thay đổi ở mức rất thấp, bất chấp lạm phát gia tăng trong thời kỳ đại dịch.“Điều quan trọng là không có bằng chứng nào cho thấy kỷ nguyên lãi suất tự nhiên rất thấp đã kết thúc”, Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…