Chủ tịch FPT: Khởi nghiệp là không sợ hãi, có khát vọng lớn và làm việc cật lực

“Người kiến tạo” thế giới tương lai, trong quan điểm của Chủ tịch FPT là người không giữ mãi nỗi sợ hãi, thậm chí đối tượng này không biết sợ hãi.
Chủ tịch FPT: Khởi nghiệp là không sợ hãi, có khát vọng lớn và làm việc cật lực

Và làm việc thật cật lực để hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn lớn mang lại giá trị cho hàng triệu, hàng tỷ người chứ không phải chỉ riêng người thực hiện.

Không sợ hãi, làm việc cật lực

Ông Trương Gia Bình là một trong những giám khảo của chung kết cuộc thi Start-up Việt 2018 vừa tổ chức tại TP.HCM.

Chia sẻ câu chuyện của nhà sáng lập Dr.Thanh, ông Bình thể hiện quan điểm: “Người kiến tạo thế giới vốn dĩ không biết sợ hãi”.

Những đắn đo về câu chuyện gây dựng sự nghiệp  của Dr.Thanh, cũng như vì sao thương hiệu này từ chối lời đề nghị “bán thân” cho Coca Cola để lấy về hơn 2 tỷ USD được giải đáp khi ông Trương Gia Bình đọc quyển sách của Chuyện nhà Dr.Thanh.

“Ông Thanh sống trong trại mồ côi, và có thể do bướng bỉnh nên khoảng 6-7 tuổi đã phải ngủ cùng lợn. Có lẽ người sáng lập Dr.Thanh rèn luyện được tính không sợ hãi vì những con lợn to như thế có thể gây hại với một cậu bé”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Yếu tố thứ hai mà Chủ tịch FPT nhấn mạnh là tầm nhìn, khát vọng lớn lao, khi lấy ví dụ về tham vọng của những nhà sáng lập Google muốn xếp lại trật tự thông tin thế giới.

Bên cạnh đó, “nhà lãnh đạo tương lai của thế giới” còn phải nhìn thấy những thứ mà chưa ai nhận ra, hay các vấn đề đang hiện diện tại Việt Nam mà nhiều người chưa được giải quyết thỏa mãn.

“Không phải các bạn xác định sau này sẽ có cuộc sống sung túc hơn, mà phải nghĩ đến làm sao để đem lại lợi ích cho hàng trăm, hàng tỷ người. Và quan trọng nhất là làm việc cật lực. Làm việc, làm việc, làm việc, và làm việc”, Chủ tịch FPT chia sẻ.

Quan điểm này khá tương đồng với chia sẻ của ông Joe Lonsdale, Chủ tịch Quỹ 8VC tại sự kiện “Sáng tạo, cộng đồng và tác động: Giao thức vì tương lai” do Kambria vừa tổ chức tại TP.HCM.

Ông Joe cho rằng, với một số người, khởi nghiệp là tạo ra công việc kinh doanh có lợi nhuận, mang về thu nhập nuôi gia đình của họ. Nhưng khi đã có thể nhìn rõ thị trường, khởi nghiệp là tạo nên các giải pháp mới cho những vấn đề đang hiện hữu với phương cách tốt hơn, cũng như “khiến thế giới phát triển theo cách nó đáng được”.

"Những người kiến tạo thế giới này, họ vốn dĩ không sợ hãi"

- Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình -

Dừng lại ngay lập tức nếu khởi nghiệp để trở nên “ngầu”

Cùng với đó, đồng sáng lập Grab, bà Tan Hooi Ling cho rằng, nếu chỉ muốn trả hoá đơn mỗi tháng và mang tiền về cho gia đình, thì ngoài xã hội có rất nhiều công việc đáp ứng được điều đó.

Nhưng nếu thật sự tin tưởng, đam mê làm một việc gì đó có thể trở nên tốt hơn, hãy biến điều không thể thành có thể, dù nhiều người cho rằng, bạn “bị khùng”.

“Nếu muốn khởi nghiệp vì "ngầu", hay nó đang là một trào lưu mới mà sâu trong thâm tâm mà không thích thì hãy ngừng lại ngay bây giờ. Thật sự, đến ngày hôm nay, chúng tôi có rất nhiều khó khăn, thách thức đang phải đối mặt. Điểm giao thoa giữa thành công và thất bại là rủi ro, nếu muốn tạo ra sự khác biệt lớn và đáng để tâm, đáng vượt qua rủi ro thì hãy tiếp tục. Nhưng nếu thất bại, hãy dừng lại và xem xét rồi tiếp tục học hỏi, sửa đổi”, đồng sáng lập Grab nói.

TP.HCM là 1 trong 6 trung tâm nghiên cứu và phát triển của Grab, bên cạnh Bắc Kinh, Bangalore, Jakarta, Singapore và Seattle.

Đội ngũ kỹ sư Việt Nam không chỉ trở thành  “lực hấp dẫn” với Grab cho việc thu hút nhân tài công nghệ, mà kể cả Joe Lonsdale cũng nhận ra điều này.

Từ thung lũng Silicon, theo Joe họ dành sự quan tâm về Việt Nam với các giải pháp thu hút người tài ra sao để về cùng làm việc. Còn chuyện đầu tư vào các start-up Việt, các Quỹ đầu tư từ Silicon chưa được chú trọng.

Theo Hồng Phúc/Báo Đầu Tư

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...