Chủ tịch Toshiba phản đối các lời kêu gọi từ chức nhắm vào mình

Chủ tịch của Toshiba Corp đã phản đối yêu cầu từ chức từ các cổ đông, nói rằng ông muốn giúp đỡ tập đoàn giải quyết mọi việc một cách đúng đắn và sẽ bổ nhiệm các giám đốc mới.

Toshiba đang nhận được nhiều chú ý sau một cuộc điều tra độc lập vào tuần trước cáo buộc rằng ban lãnh đạo tập đoàn đã thông đồng với Bộ Thương mại Nhật Bản để ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài giành được tiếng nói trong hội đồng quản trị. Một cổ đông hàng đầu của tập đoàn đã gọi đây là vụ bê bối doanh nghiệp tồi tệ nhất thế giới trong một thập kỷ qua. 

Cuộc điều tra do các cổ đông ủy quyền đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đấu tranh giữa ban lãnh đạo Toshiba và các cổ đông nước ngoài; làm dấy lên lo ngại về tình trạng quản trị công ty ở Nhật Bản.

Toshiba, đáp lại cuộc điều tra, cho biết họ sẽ không đưa 2 giám đốc (giấu tên) ứng cử lại vị trí và 2 giám đốc điều hành khác cũng sẽ từ chức. Nhưng điều này có lẽ là chưa đủ đối với cổ đông lớn - công ty tư vấn ủy quyền Institutions Shareholder Services Inc, vào 14/6 đã nhắc lại rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị Toshiba Osamu Nagayama nên từ chức - và đây cũng là lời kêu gọi từ nhiều nhà đầu tư khác.

Ông Nagayama đã đứng ra xin lỗi trong một cuộc họp báo sau đó và nói rằng đã có những sai sót trong quản trị, nhưng ông vẫn muốn tiếp tục làm việc để giúp tập đoàn tái thiết lại ban lãnh đạo.

“Có rất nhiều trách nhiệm khác nhau,” ông Nagayama nói khi được hỏi liệu ông có chối bỏ trách nhiệm về vụ bê bối hay không. "Tôi muốn tập trung hoàn thành các nhiệm vụ cần phải hoàn thành."

Ông cho biết, Toshiba cần các giám đốc có tầm nhìn toàn cầu cùng nền tảng quản lý tương tự, đồng thời cho biết thêm rằng tập đoàn sẽ tổ chức một cuộc họp chung và đẩy nhanh các kế hoạch chiến lược.

Từng là một trong những tập đoàn khổng lồ của Nhật Bản, Toshiba đã bị ảnh hưởng bởi các vụ bê bối kế toán và các vụ kiện lớn đối với hoạt động kinh doanh hạt nhân ở Mỹ cũng như việc bán bộ phận bán dẫn của mình, khiến nó giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình. Tuy nhiên, Toshiba vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với chính phủ Nhật Bản với tư cách là nhà sản xuất lò phản ứng hạt nhân và thiết bị quốc phòng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...