Chuyện chưa kể về những biểu tượng logo kinh điển

Những biểu tượng logo kinh điển không chỉ là một phần của lịch sử thương hiệu mà còn là những câu chuyện chưa kể về hành trình thành lập và phát triển của các doanh nghiệp…

Courtesy of Taschen.jpeg

Ngay cả trước khi xuất hiện các khái niệm về chiến dịch marketing, quảng cáo trên truyền hình và mạng xã hội, logo của một công ty đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện một thương hiệu.

Theo thời gian, để phù hợp với hoàn cảnh riêng và xu hướng chung, hầu hết các công ty bắt đầu có những điều chỉnh đáng kể đối với logo của họ. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu tượng logo kinh điển vẫn duy trì được tính độc đáo và tồn tại qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm.

Nhãn hiệu (trademark) lâu đời nhất được ghi nhận tại Mỹ có từ năm 1870, khi nhà sản xuất sơn Averill đăng ký logo đầu tiên của mình. Trong đó, hình ảnh con đại bàng ngậm chiếc cọ vẽ trên nền bối cảnh thành phố Chicago, với dòng chữ "Durable, Beautiful, Economical" (Bền vững, Đẹp đẽ, Kinh tế) xuất hiện trên một dải băng banderole. Đây là một trong những logo, đối với người dân Mỹ, có thể mang lại một cảm giác hoài cổ khó quên.

5 năm sau đó, công ty Bass Brewery của Anh đã đăng ký nhãn hiệu (trademark) đầu tiên của châu Âu, với biểu tượng hình tam giác đỏ đơn giản, mang lại cảm giác hiện đại hơn so với logo của Averill. Logo thậm chí nổi tiếng đến mức nó được xuất hiện trên các chai bia trong nhiều bức tranh của Édouard Manet và Pablo Picasso. Thiết kế cổ điển này vẫn được sử dụng làm logo của Bass cho đến ngày nay.

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI LOGO

Hai logo của Averill và Bass, mặc dù rất khác biệt, nhưng thực chất được ra đời chỉ cách nhau vài năm. Điều này phản ánh một cách rõ ràng nhất bản chất đa dạng và phong phú của thế giới logo.

Trong khi các phiên bản sơ khai của logo – ví dụ như những biểu tượng được tô vẽ trên gốm sứ Hy Lạp cổ đại – đã tồn tại hàng ngàn năm, nhưng thiết kế logo hiện đại bắt đầu xuất hiện nhiều hơn từ khoảng giữa thế kỷ 19, theo Jens Müller, tác giả của cuốn sách “Logo Beginnings” – một tác phẩm viết về lịch sử sơ khai của biểu tượng logo.

In Édouard Manet's famous painting %22A Bar at the Folies-Bergère,%22 the red triangle of Bass Brewery -- Europes first registered trademark -- can be seen on the beer bottles..jpeg
Trong bức tranh nổi tiếng "Quầy bar tại Folies-Bergère" của Édouard Manet, hình tam giác đỏ của Bass Brewery — thương hiệu đầu tiên được đăng ký tại châu Âu — có thể thấy trên những chai bia

“Thời điểm ra đời của khái niệm logo là vào những năm 1850, theo sau sự phát triển của xu hướng công nghiệp hóa và thương hiệu hóa”, tác giả Jens Müller cho biết. Vào thời điểm đó, việc buôn bán hàng hóa sản xuất đã vượt ra ngoài phạm vi phân phối khu vực. Logo xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu để nhận diện, phân biệt và nâng tầm sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ, hoặc để kể câu chuyện và nguồn gốc của sản phẩm.

Khi các thương hiệu và biểu tượng đại diện xuất hiện, những nỗ lực bảo vệ pháp lý chống lại việc sao chép cũng nhanh chóng theo sau.

Điều thú vị là hai nhãn hiệu đầu tiên từ Mỹ và châu Âu cũng đại diện cho hai loại logo cơ bản nhất: logo tượng hình và logo trừu tượng. Theo tác giả Müller, mọi logo đều có thể được xếp vào một trong hai nhóm này, mặc dù có rất nhiều phân loại phụ khác nhau.

Wordmark là một loại logo chỉ bao gồm văn bản, chẳng hạn như tên công ty hoặc chữ viết tắt. Các phân loại logo khác bao gồm emblem (biểu trưng) - thường là một sắp xếp hình tròn của hình ảnh và văn bản, như logo của BMW; mascot (linh vật) - hình ảnh nhân vật đại diện cho thương hiệu, như logo của KFC; và pictorial mark (biểu tượng) - dựa trên một biểu tượng hoặc yếu tố đồ họa tương tự để đại diện cho thương hiệu, điển hình như logo của Apple.

“Nhìn chung, có khoảng 25 đến 30 phân loại có thể bao gồm cho tất cả các logo, dù cho chúng được tạo ra vào năm 1870 hay năm 2024”, ông Jens Müller nhận định. Để đi đến kết luận này, tác giả đã nghiên cứu gần 10.000 logo.

BIỂU TƯỢNG THƯƠNG HIỆU

Cũng trong cuốn sách của mình, tác giả Jens Müller cho biết điều mà ông không ngờ tới là số lượng “khổng lồ” các wordmark viết tay, giống như chữ ký của người sáng lập doanh nghiệp. Những ví dụ nổi tiếng nhất là logo của Ford hoặc Kellogg’s, vẫn duy trì ở dạng nguyên bản và được sử dụng cho đến ngày nay.

coke-logo-5.jpg
Logo Coca-Cola vẫn được giữ nguyên cho đến nay

Nhưng có lẽ, một trong những logo wordmark nổi tiếng nhất trong lịch sử phải kể đến Coca-Cola. Logo được giới thiệu vào năm 1886 và được thiết kế bằng font chữ Spencerian – một phong cách viết phổ biến thời bấy giờ – bởi Frank M. Robinson.

Ông Robinson vốn là một kế toán và đối tác kinh doanh của nhà phát minh ra thức uống này - ông John S. Pemberton. Trải qua dòng chảy lịch sử, logo Coca-Cola hầu như không có thay đổi và đã được đăng ký nhãn hiệu vào năm 1893, khi cụm từ “trademark” (nhãn hiệu thương mại) được thêm vào phần đuôi dài của chữ “C” đầu tiên.

Vào thời điểm đó, vai trò của hình ảnh thương hiệu và logo cũng dần được chú trọng hơn. Một quảng cáo năm 1930 của Louis Vuitton đã tập trung nhấn mạnh dấu ấn “LV” với cách sắp xếp hai chữ cái bao quanh hình ảnh những chiếc vali hành lý của hãng được đặt ở các vị trí có chủ đích.

Đó là trường hợp điển hình về một công ty đã sớm nhận ra tầm quan trọng của thương hiệu và hiểu rằng họ có thể kinh doanh tốt hơn rất nhiều nhờ vào cách quảng bá rộng rãi các biểu tượng mang tính thương hiệu của mình. Điều này thậm chí còn diễn ra nhiều năm trước cả thời kỳ hoàng kim của quảng cáo (giai đoạn 1960 đến 1980).

This 1930 Louis Vuitton ad shows how deliberately the company has used the logo with interlocking letters, created in 1890.jpeg
Quảng cáo của Louis Vuitton năm 1930 cho thấy cách công ty đã cố ý sử dụng logo với các chữ cái lồng vào nhau

Một cột mốc đáng chú ý khác trong lịch sử thiết kế logo là xu hướng chuyển dịch từ lối thẩm mỹ trang trí tượng hình cầu kỳ sang motif giản lược hơn vào giai đoạn đầu thế kỷ 20.

Một ví dụ nổi bật nhất của phong cách này là logo của công ty đa quốc gia Mỹ 3M, nổi tiếng với thương hiệu Post-It và Scotch. Tên đầy đủ của công ty là “Minnesota Mining & Manufacturing Company”, từng được thể hiện rõ ràng trong các logo đầu tiên của họ trước khi được rút ngắn thành “3-M” vào đầu những năm 1900.

Đến 1977, công ty tư vấn marketing Siegel+Gale ở New York đã đơn giản hoá cho logo này trở nên đơn giản hơn nữa, sử dụng phông chữ Helvetica và màu đỏ để tạo ra phiên bản logo vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

“Đó là một ví dụ điển hình về chủ nghĩa hiện đại trong thiết kế logo. Một thương hiệu đã thực sự được giản lược đến mức tối giản nhất”, tác giả Jens Müller giải thích thêm rằng, thiết kế wordmark vẫn rất phổ biến ngày nay, vì chúng có thể giúp tránh nhầm lẫn trong một thế giới đầy rẫy các logo.

Những biểu tượng logo kinh điển không chỉ là hình ảnh đại diện cho thương hiệu mà còn là minh chứng cho sự phát triển và đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp qua nhiều thập kỷ. Dù có thay đổi về hình thức hay phong cách, giá trị cốt lõi mà các logo này đại diện vẫn bền vững theo thời gian.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…