CPI và PPI tháng 7 của Trung Quốc tiếp tục giảm

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm trong tháng 7, cho thấy thanh khoản và chi tiêu trong nước vẫn yếu trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chậm lại…

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc

Tại Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm 0,3% trong tháng 7/2023, tốt hơn một chút so với dự đoán giảm 0,4%, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy hôm 9/8.

Giá thịt heo, một loại thực phẩm chủ chốt ở Trung Quốc, đã giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần kéo CPI chung đi xuống trong tháng 7. Trong khi đó, giá dịch vụ du lịch tăng 13,1% so với một năm trước.

CPI cốt lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, tăng 0,8% so với một năm trước - mức cao nhất kể từ tháng 1/2023, theo dữ liệu chính thức được truy cập qua Wind Information.

Mặc dù số liệu hàng tháng cho thấy lạm phát tiêu dùng cải thiện nhẹ, nhưng sự sụt giảm trong số liệu hàng năm cho thấy xu hướng giảm phát của Trung Quốc - khi chi tiêu trì trệ và hoạt động kinh tế chậm lại - vẫn đang diễn ra. Nó cũng chỉ ra rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có rất ít dấu hiệu cải thiện sau quý thứ hai ảm đạm.

Phần lớn sự yếu kém này bắt nguồn từ diễn biến chậm chạp trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, với đà sụt giảm liên tục của chỉ số giá sản xuất (PPI). Trong tháng 7, PPI đã giảm 4,4%, nhiều hơn mức kỳ vọng là 4,1%. Mặc dù đây đã là sự cải thiện từ mức giảm 5,4% trong tháng 6, nhưng nó vẫn ở gần cột mốc tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng nhân dân tệ vào năm 2016.

Những dữ liệu lạm phát mới cũng cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục xấu đi trong tháng 7. Tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh cũng không mấy khả quan.

Cụ thể, xuất khẩu giảm 14,5% trong tháng 7 so với một năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 12,4% tính theo đồng USD. Cả hai đều đáng thất vọng hơn dự đoán của các nhà phân tích.

Bruce Pang, nhà kinh tế và trưởng bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc đại lục tại JLL dự đoán, giá tiêu dùng sẽ vẫn bị kéo xuống trong những tháng tới do giá thịt lợn giảm và hiệu ứng cơ sở cao, trong khi CPI cốt lõi có thể tăng dần. Trong khi đó, PPI có khả năng sẽ tăng trở lại sớm hơn CPI.

Các xu hướng kinh tế yếu kém có thể sẽ thu hút nhiều biện pháp kích thích hơn từ chính phủ Trung Quốc khi các quan chức nước này đang nỗ lực củng cố sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Nhưng cho đến nay, họ vẫn đưa ra rất ít thông tin chi tiết về cách lên kế hoạch vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, một báo cáo của các phương tiện truyền thông mới đây cho thấy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có ý định tiếp tục cắt giảm lãi suất thế chấp và tiền gửi để hỗ trợ nền kinh tế.

Trung Quốc dự kiến sẽ công bố doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và các dữ liệu khác cho tháng 7 vào ngày 15/8 tới.

Xem thêm

Doanh số bất động sản Trung Quốc "thụt hố"

Doanh số bất động sản Trung Quốc "thụt hố"

Doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc trong tháng 5 và tháng 6 giảm mạnh nhất trong năm nay. Điều này cùng với sự suy giảm đầu tư vào bất động sản đòi hỏi thêm biện pháp kích thích kinh tế để tăng cường sự phục hồi kinh tế...

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…