Cuộc chiến của các chuỗi nhà hàng bán đồ ăn nhanh

Từ McDonald’s đến Wendy’s, các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh tại Mỹ đang đua nhau đổi mới thực đơn với mục tiêu thu hút khách hàng thông qua các bữa ăn tiết kiệm…

Cuộc chiến của các chuỗi nhà hàng bán đồ ăn nhanh

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng” và cắt giảm chi tiêu, các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đang gặp phải nhiều thách thức trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

Thất vọng về việc giá cả ngày càng tăng cao, nhiều người tiêu dùng đã quay về với việc tự nấu ăn tại nhà, đặc biệt là ở nhóm khách hàng có thu nhập trung bình - thấp, vốn là thị phần quan trọng nhất của thị trường thức ăn nhanh.

Khi chi phí vận hành như mua sắm nguyên liệu, chi trả lao động và nhiều chi phí khác tăng lên, các chuỗi nhà hàng phải đối mặt với một tình huống khó khăn: giữ nguyên giá thành và chịu rủi ro giảm lợi nhuận hoặc tăng giá cả và chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng.

Nhận thấy phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng, các chuỗi nhà hàng đang nhanh chóng đưa ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi tốt hơn để cải thiện lưu lượng khách hàng và ứng phó với thực trạng suy giảm doanh thu.

Ví dụ, Wendy’s đã giới thiệu một thực đơn bữa sáng tiết kiệm, bao gồm khoai tây tẩm gia vị cỡ nhỏ và các lựa chọn bánh sandwich muffin kiểu Anh với giá chỉ khoảng 3 USD. Đây là một phần trong chiến lược mới của Wendy’s, kết hợp với các ưu đãi khác như Túi Biggie trị giá 5-6 USD và gói bữa sáng 4-6 USD… tất cả đều cung cấp nhiều món có sẵn trong thực đơn với mức giá chiết khấu.

Và tất nhiên, Wendy's không phải là đơn vị duy nhất hứa hẹn mang đến các bữa ăn giá rẻ. Vào đầu tháng này, McDonald's cũng đã giới thiệu về một bữa ăn trị giá 5 USD, sẽ được triển khai vào ngày 25/5, với hy vọng thu hút được thêm khách hàng. Bữa ăn này sẽ bao gồm bốn món: một McChicken hoặc McDouble, bốn miếng gà viên, khoai tây chiên và đồ uống.

Nhưng chỉ vì chậm một nhịp, McDonald’s đã bị đối thủ Burger King âm thầm vượt trước khi chuỗi triển khai một ưu đãi bữa ăn 5 USD của riêng mình. “Chúng tôi sẽ mang lại “Bữa ăn theo ý bạn” trị giá 5 USD như đã thỏa thuận với những đơn vị nhượng quyền của chúng tôi vào tháng 4 vừa qua”, người phát ngôn của Burger King cho biết.

Nhiều chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh khác cũng đã tham gia vào cuộc đua ưu đãi này. Vào tháng 4, Denny's đã công bố hàng loạt ưu đãi mới nhằm thu hút những khách hàng đang bận tâm về chi phí, bao gồm các gói 4 USD, 6 USD và 8 USD với đa dạng lựa chọn.

Trước đó vào tháng 1 đầu năm nay, Taco Bell đã tung ra Thực đơn Tiết kiệm mới, trong đó cung cấp cho khách hàng các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng với một với ngân sách bình dân hơn. Thực đơn bao gồm 10 món ăn có giá từ 3 USD trở xuống, bao gồm Taco khoai tây cay, Khoai tây Fiesta phô mai, Burrito thịt bò phô mai và Bánh mì gà Phô mai…, thậm chí hãng còn gây bất ngờ với ưu đãi phô mai cuộn có giá chỉ 1 USD.

Tuy nhiên, mặc dù những ưu đãi nêu trên có thể thúc đẩy lưu lượng khách nhưng chúng không đảm bảo được doanh thu bền vững. Bởi lẽ, các gói ưu đãi này chỉ mang tính tạm thời: McDonald's sẽ triển khai trong một tháng, còn Wendy's tiết lộ rằng các bữa ăn tiết kiệm của họ sẽ kéo dài trong khoảng thời gian giới hạn.

Thứ hai, việc giảm giá có thể gây tốn kém và ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Đầu tháng này, một nhóm độc lập gồm các đại lý nhượng quyền cho biết họ sẽ cần được hỗ trợ tài chính từ McDonald's để có thể cung cấp các lựa chọn 5 USD tới khách hàng.

Trước những thách thức này, các chuyên gia khuyên các chuỗi nhà hàng nên thường xuyên giới thiệu món mới và triển khai chương trình khách hàng thân thiết để thu hút và giữ chân người tiêu dùng thay vì chỉ tập trung vào các kế hoạch giảm giá ngắn hạn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…