Cựu Thủ tướng Anh đột ngột từ chức khỏi Quốc hội

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đột ngột từ chức khỏi Quốc hội vào chiều 9/6 (giờ địa phương). Đây được xem như một động thái nhằm phản đối cuộc điều tra về các hành vi vi phạm luật Covid-19 của ông Boris trong quá khứ…

Theo như tin tức được công bố trước đây, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson một lần nữa phải đối mặt với các yêu cầu điều tra theo khiếu nại của Quốc hội liên quan đến việc liệu ông có lừa dối Hạ viện về các bữa tiệc ở Phố Downing trong thời gian lockdown vì Covid-19 hay không. 

Ủy ban đặc quyền của Quốc hội - cơ quan kỷ luật chính của các nhà lập pháp - có quyền đề nghị ông Johnson bị đình chỉ khỏi Quốc hội. Nếu việc đình chỉ kéo dài hơn 10 ngày, cử tri trong khu vực bầu cử của ông có thể yêu cầu ông tái ứng cử để tiếp tục làm đại diện cho họ. 

Sau khi nhận được một bức thư từ ủy ban, ông Boris Johnson đã công khai chỉ trích các nhà lập pháp đang hành động như một "tòa án kangaroo" và quyết tâm chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình. "Tôi đang bị một số người ép phải ra đi dù cho chẳng có bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho những khẳng định của họ”, ông Boris Johnson cho biết. "Tôi không đơn độc khi nghĩ rằng “một cuộc săn phù thủy” đang được tiến hành để trả thù cho các quyết định Brexit. Chắc chắn đang có những ý đồ nhằm đảo ngược kết quả trưng cầu dân ý năm 2016 và việc loại bỏ tôi là bước đầu tiên trong kế hoạch đó”. 

Quyết định từ chức của cựu Thủ tướng Anh có thể sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị 22 năm của ông, nơi ông từng thăng tiến từ vị trí thành viên nghị viện lên thị trưởng London và sau đó là thủ tướng Anh. Ông Johnson lên nắm quyền gần 4 năm trước, hứa hẹn sẽ thúc đẩy Brexit và giải cứu nước Anh khỏi những tranh cãi gay gắt sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. 

Tuy nhiên, vào tháng 7/2022 ông Boris Johnson đã bị rút ngắn thời gian làm thủ tướng của mình một phần do sự tức giận trên khắp nước Anh về các bữa tiệc vi phạm quy tắc Covid-19 tại văn phòng và nơi ở của ông ở Phố Downing; cũng như cách tiếp cận hiếu chiến và rắc rối trong quản lý của chính quyền Johnson. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông không còn được lòng công chúng nói chung.

cựu thủ tướng Anh
Cựu thủ tướng Anh Boris Johnson

Trong tuyên bố từ chức của mình, ông Boris Johnson cũng đã đưa ra những chỉ trích đối với thủ tướng đương nhiệm Rishi Sunak, cũng là người mà ông Johnson từng đổ lỗi là một phần lí do khiến chính quyền của ông phải kết thúc sớm. Ông Boris và ông Sunak từng có thời gian sát cánh làm việc với nhau trong những năm đại dịch, nhưng mối quan hệ của họ bắt đầu bị rạn nứt sau khi ông Sunak từ chức bộ trưởng tài chính vào mùa hè năm ngoái để phản đối cách lãnh đạo của ông Johnson.

Quyết định rời khỏi Quốc hội của ông Boris Johnson sẽ kích hoạt một cuộc bầu cử phụ cho khu vực phía tây London. Đây thực sự là một ngày “đau đầu” đối với chính phủ Anh khi mà một đồng minh chính trị khác của ông Johnson, bà Nadine Dorries, cũng tuyên bố sẽ từ chức.

"Công chúng Anh đang phát ốm vì vở diễn drama không có hồi kết này”, bà Angela Rayner, phó lãnh đạo của Đảng Lao động nhận xét. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...