Đầu tư máy bay khủng, thị trường hàng không Việt cạnh tranh gay gắt
Việt Nam đang trở thành một “người chơi” tích cực trên thị trường hàng không quốc tế khi mà các hãng hàng không liên tục mua sắm thêm các dòng máy bay mới trị giá hàng chục tỷ USD với quyết tâm “cất c
TGO
Việt Nam đang trở thành một “người chơi” tích cực trên thị trường hàng không quốc tế khi mà các hãng hàng không liên tục mua sắm thêm các dòng máy bay mới trị giá hàng chục tỷ USD với quyết tâm “cất cánh” trên bầu trời hàng không quốc tế.
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã lọt vào tốp 3 khu vực, tốp 7 quốc tế về tăng trưởng vận tải hàng không, trở thành một trong những thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới.Tổng lượng hành khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam trong nửa đầu năm 2016 đạt gần 38 triệu lượt, mức tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không đạt kỷ lục 30%. Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như Emirates, Turkish Arlines, Air France... đã mở đường bay đến Việt Nam.Hiện có 3 hãng hàng không nội địa và 55 hãng hàng không nước ngoài khai thác 99 đường bay quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, thị phần của các hãng nước ngoài chiếm 57,6%, các hãng nội địa chiếm 43,3%.Bên cạnh đó, thị trường hàng không Việt Nam 3 năm trở lại đây có những chuyển biến mạnh mẽ. Trước tiên là việc Vietnam Airlines (VNA) cùng lúc thay thế toàn bộ đội máy bay thân rộng bằng dòng máy bay thế hệ mới Boeing 787-9 và Airbus 350-900 XWB, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế, trở thành một trong những đối thủ đáng gờm của hàng không khu vực.
Tuy nhiên, gây ấn tượng mạnh nhất về mua sắm máy bay lại không phải là Vietnam Airlines mà là Vietjet (VJ). Từ năm 2013 đến nay, hãng này đã liên tiếp gây sốc với những hợp đồng mua máy bay “khủng” có giá trị cả chục tỷ USD.Mới đây nhất, VJ ký thỏa thuận mua 20 máy bay A321 nhân chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Việt Nam, trị giá 2,39 tỷ USD. Trước đó, VJ cũng đã ký với Airbus thỏa thuận thuê, mua tổng cộng 100 chiếc A320 có giá trị 9,1 tỷ USD vào năm 2013; ký với nhà chế tạo máy bay Mỹ Boeing thỏa thuận mua 100 máy bay B737 MAX200 có giá trị 11,3 tỷ USD.Với những hợp đồng gây sốc này, VJ đã trở thành một trong những hãng hàng không phát triển nhanh nhất khu vực, có đội bay 220 chiếc, sẽ nhận từ nay đến năm 2023.Bước ra thị trường toàn cầuDư luận không ít lần dấy lên câu hỏi hãng hàng không này lấy đâu ra tiền mua máy bay? VJ vận hành, khai thác như thế nào trong khi hạ tầng sân bay Việt Nam đang quá tải trầm trọng cả trên trời và dưới đất?Tuy nhiên, những thương vụ gần đây của VJ ở thị trường quốc tế thông qua kế hoạch liên doanh với hãng bay nước ngoài hay hoạt động cho thuê máy bay đã phần nào trả lời những thắc mắc này.Hôm 7/9 vừa qua, liên doanh hàng không Thai Vietjet đã cùng lúc khai trương 6 đường bay trong lãnh thổ Thái Lan, mở rộng thêm mạng đường bay của hãng với điểm kết nối từ Việt Nam. Các chuyến bay mang thương hiệu VJ Air cũng được thực hiện ở chặng bay từ Bangkok (Thái Lan) đến Bohd Gaya (Ấn Độ) thông qua liên doanh này. Bên cạnh đó, việc mở đường bay đến Nhật Bản, Vladivostok (Nga) đang được VJ xúc tiến.Một hoạt động khác của VJ cũng gây được sự bất ngờ là trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên tiến vào thị trường đẳng cấp Trung Đông. Đại diện VJ cho biết hãng đã ký hợp đồng cho thuê 3 máy bay (thuê ướt) tại khu vực Trung Đông với thời hạn 6-12 tháng.“Đây là mùa thấp điểm của thị trường trong nước nhưng lại là mùa cao điểm của khu vực Trung Đông do nhu cầu đi lại của khách hành hương. Đặc thù của ngành hàng không là hoạt động theo mùa, nếu không có thị trường bên ngoài sẽ khó tối ưu hóa lợi nhuận” – một lãnh đạo của VJ lý giải.Từ xuất phát điểm thấp, các hãng hàng không Việt Nam sẽ có đội bay lên tới gần 400 chiếc vào năm 2023. Các chuyên gia trong ngành hàng không lạc quan cho rằng đây là thời điểm mở ra trang sử mới cho ngành hàng không Việt Nam. Bởi lẽ, với đội máy bay hùng mạnh, Việt Nam sẽ thực sự có tiếng nói, có vai trò lớn hơn trong các hiệp hội, công ước cũng như trong các vấn đề về đầu tư, tài chính, phân chia thị trường, công nghiệp hàng không...
Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…
Đối mặt với thực trạng tiêu dùng nội địa dần suy yếu, Trung Quốc dường như đang có những chiến lược mang tính bước ngoặt trong một lĩnh vực bất ngờ: K-pop…
Khi xuất khẩu của Trung Quốc bị đình trệ bởi mức thuế quan 145% trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, việc làm đang gặp rủi ro. Theo Nomura, 5,7 triệu việc làm có thể mất trong ngắn hạn và 15,8 triệu việc làm trong dài hạn khi cú sốc lan rộng khắp nền kinh tế...
Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…
Tỷ phú Mỹ Warren Buffet vừa bất ngờ đưa ra tuyên bố sẽ nghỉ hưu vào cuối năm nay và đề cử Phó Chủ tịch Greg Abel kế nhiệm vị trí lãnh đạo tại Berkshire Hathaway…
Nhu cầu tăng mạnh đối với bột trà xanh matcha trong thời gian gần đây đã liên tục dấy lên các lo ngại về tình trạng giá cả leo thang và thiếu hụt nguồn cung trầm trọng tại Nhật Bản…
Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...
Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...
Bất ngờ trước thực trạng nhóm 10% nghèo nhất ở Mỹ vẫn có thu nhập cao gấp nhiều lần nhóm 10% giàu nhất ở Niger, một lần nữa phản ánh sự chênh lệch rõ rệt giữa các quốc gia trên thế giới...
Temu và Shein đã chính thức tăng giá một số mặt hàng tại Mỹ để ứng phó với các chính sách thuế quan mới, dẫn đến lo ngại về tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng thu nhập thấp…
Theo khảo sát Bankrate, ngày càng có ít người dân Mỹ lên kế hoạch đi du lịch vào mùa hè này, chủ yếu là bởi họ đang phải đối mặt với nhiều áp lực về tài chính…
Trung Quốc đang cân nhắc miễn một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 125% và yêu cầu các doanh nghiệp xác định những mặt hàng có thể đủ điều kiện được áp dụng. Động thái này được coi là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang nhượng bộ cuộc chiến thương mại với Washington...
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang đẩy ngành nuôi cá rô phi tại thành phố Maoming (Trung Quốc) vào khủng hoảng, đe dọa sinh kế của hàng ngàn nông dân và doanh nghiệp địa phương khi xuất khẩu sang Mỹ gần như bị tê liệt…
Liên minh châu Âu (EU) đã ra án phạt nặng lên đến gần 1 tỷ USD đối với hai “ông lớn” công nghệ Apple và Meta do vi phạm các quy định mới về cạnh tranh kỹ thuật số…
“Tôi cho rằng trong vài tuần tới, bạn có nghĩ vậy không? Tôi nghĩ vậy. Trong hai, ba tuần tới. Chúng ta sẽ thiết lập con số" Tổng thống Donald Trump tuyên bố trong một buổi lễ tại Nhà Trắng ngày 23/5...