Dolce&Gabbana bán danh 3 đồng?

Xuất phát từ đoạn video của Dolce&Gabbana nội dung một người mẫu châu Á sử dụng đũa để ăn món Italy làm không ít khán giả nhận xét video chế giễu, giọng thuyết minh ngạo mạn, và coi thường văn hóa Tru
Dolce&Gabbana bán danh 3 đồng?

Không dừng lại ở đó, trên Instagram, khi trả lời một khán giả về video gây tranh cãi trên, nhà thiết kế Stefano Gabbana một đồng sáng lập của Dolce&Gabbana có lời lẽ mang ý sỉ nhục Trung Quốc. "Không có các người chúng tôi vẫn sống tốt". Kèm với lời nói là một biểu tượng phản cảm.

Ảnh chụp màn hình dòng chữ và icon của Stefano Gabbana nhanh chóng lan rộng mạng xã hội Weibo, khiến dư luận nước này chỉ trích dữ dội.

Tuy sau đó, Stefano Gabbana khẳng định tài khoản của ông bị hack. "Tôi yêu Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc. Tôi lấy làm tiếc vì chuyện xảy ra", nhà thiết kế bày tỏ trên trang cá nhân.

Nhưng sự việc đã đi quá xa khiến Dolce&Gabbana đang phải đối diện với làn sóng tẩy chay từ Trung Quốc đặc biệt là những ngôi sao của nước này.

Các nghệ sĩ nổi tiếng như Chương Tử Di, Lý Băng Băng, Huỳnh Hiểu Minh, Vương Tuấn Khải, Trần Học Đông, Địch Lệ Nhiệt Ba... xác nhận không tham gia sự kiện của hãng vào tối nay.

Chương Tử Di tuyên bố từ nay không mua, không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của Dolce&Gabbana. Tài tử Trần Khôn đã tới Thượng Hải song quay về. Một số người mẫu Trung Quốc cũng cho biết đã hủy lời mời catwalk trong sự kiện.

Tại Trung Quốc, các minh tinh hàng đầu như Triệu Vy, Chương Tử Di, Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng... đều từng sử dụng nhiều sản phẩm của hãng. Đại sứ hình ảnh của hãng tại Trung Quốc hiện nay là Địch Lệ Nhiệt Ba. 

Dolce&Gabbana là thương hiệu thời trang cao cấp được thành lập năm 1985 bởi hai nhà thiết kế người Italy là Domenico Dolce và Stefano Gabbana, có mạng lưới phân phối rộng lớn trên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...