Giá dầu tăng vẫn là rủi ro lớn đối với lạm phát

Thị trường dầu thô vẫn giữ bình tĩnh vào phiên sáng 29/4 trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động ở Trung Đông, nhưng nguy cơ giá dầu có thể tăng lên các mức cao mới trong năm nay sẽ khiến lạm phát dai dẳng hơn, từ đó đẩy lùi thời hạn cắt giảm lãi suất…

Giá dầu tăng vẫn là rủi ro lớn đối với lạm phát

Vào đầu phiên giao dịch châu Á sáng 29/4, giá dầu đã có những tín hiệu giảm nhiệt sau mức tăng hôm 26/4.

Cụ thể, hợp đồng tương lai dầu Brent kỳ hạn tháng 6 giảm 0,73% ở mức 89,79 USD/thùng, dầu thô WTI kỳ hạn tháng 5 của Mỹ thấp hơn 0,81% ở mức 84,97 USD/thùng.

Vào cuối tuần trước, Iran đã phóng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào các mục tiêu quân sự ở Israel. Cuộc tấn công gây ra thiệt hại hạn chế và không có trường hợp tử vong. Cũng trong ngày thứ Bảy, trước cuộc tấn công, Iran đã bắt giữ một tàu container ở eo biển Hormuz mà Tehran cho rằng có liên quan đến Israel.

“Thị trường đã đoán được phần nào được tác động từ các sự kiện căng thẳng ở Trung Đông gần đây, nhưng điều đó không có nghĩa là giá sẽ tiếp tục giảm mặc dù diễn biến của giá sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Israel và các bước tiếp theo”, bà Amrita Sen, nhà sáng lập Energy Aspects nói trên chương trình “Street Signs Europe” của CNBC.

Đồng tình với quan điểm trên, các nhà kinh tế và phân tích đều cho rằng rủi ro dài hạn và sự không chắc chắn nói chung hiện đang ngày càng tăng cao.

“Những biến động không thể lường trước được tại Trung Đông đã phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế và tài chính cả bên trong và ngoài khu vực. Nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông là cực kỳ đáng lo ngại”, ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg viết trong một ghi chú.

Ông Schmieding lưu ý thêm, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng xung đột giữa Israel và Iran dường như chưa có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng việc gián đoạn các chuyến hàng chở dầu qua eo biển Hormuz lại là một vấn đề rất khác. Nhà kinh tế Holger Schmieding đã gọi đây là rủi ro chính cần theo dõi.

Theo ông Bartosz Sawicki, nhà phân tích thị trường tại Conotoxia, các động thái của Iran đã đe dọa đến nguồn cung dầu trong khu vực, tại một thị trường vốn được cân bằng tổng thể trong nửa đầu năm nay. Điều này cũng làm gia tăng nguy cơ thế giới sẽ bước vào tình trạng thiếu cung nếu không có hướng giải quyết cụ thể.

Hiện tại, tổng sản lượng dầu thô của Iran đạt gần 3,5 triệu thùng mỗi ngày, chiếm khoảng 3,3% sản lượng toàn cầu.

Khả năng Iran phong tỏa eo biển Hormuz sẽ giữ giá Brent trên mốc 84 USD/thùng trong thời gian còn lại của năm và gây ra một đợt tăng giá tiềm năng lên hơn 100 USD/thùng trong trường hợp xảy ra “chiến tranh mở”, ông Bartosz Sawicki đánh giá.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tuyến đường biển này được mô tả là điểm nghẽn dầu quan trọng nhất thế giới, với tổng lưu lượng chiếm khoảng 21% lượng tiêu thụ chất lỏng dầu mỏ toàn cầu vào năm 2022.

Cũng trong ngày 29/4, các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng, kêu gọi Israel thể hiện sự kiềm chế trong phản ứng của mình.

Adarsh Sinha, đồng giám đốc chiến lược tỷ giá và ngoại hối châu Á tại Bank of America chia sẻ: “Thị trường ngoại hối đang định giá theo xu hướng giảm leo thang trong thời gian ngắn sau các sự kiện cuối tuần qua. Tài sản trú ẩn an toàn - đồng USD đã thấp hơn 0,15% so với rổ tiền tệ chính vào đầu ngày. Tôi nghĩ rằng thị trường ngoại hối cuối cùng sẽ lấy tín hiệu từ giá dầu”.

Giá dầu cao hơn có thể khiến lạm phát tiếp tục dai dẳng ở các nền kinh tế lớn, từ đó đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất trong bối cảnh một “cú sốc địa chính trị” có thể đe dọa đến tăng trưởng.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại, giá dầu kéo dài đà giảm

Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại, giá dầu kéo dài đà giảm

Chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm vào 22/4, theo sau đợt bán tháo trên thị trường ở các phiên trước đó. Trong tuần này, các nhà đầu tư đang bước vào giai đoạn bận rộn với kết quả hàng quý từ các công ty chủ chốt sẽ mang lại cái nhìn thoáng qua về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…