Đức tung 15 tỷ USD cứu hãng năng lượng hàng đầu trước nguy cơ khủng hoảng

Chính phủ Đức và Phần Lan đã đạt thỏa thuận giải cứu hãng năng lượng lớn nhất nhì Đức Uniper. Nguyên nhân là do cổ đông lớn nhất của Uniper là Fortum - một công ty Phần Lan do chính phủ sở hữu phần lớn.

Uniper, Fortum và chính phủ Đức sẽ tiếp tục cùng nhau bàn bạc để tìm ra giải pháp lâu dài hơn. Theo đó, chính phủ Đức sẽ nhận 30% cổ phần Uniper, tương ứng 157 triệu cổ phiếu phổ thông mới của Uniper với giá 267 triệu euro. Cổ phần của Fortum sẽ giảm từ 80% xuống chỉ còn 56%. Đồng thời hỗ trợ khoản vốn lên tới 7,7 tỷ euro thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Cùng với đó, ngân hàng đầu tư quốc doanh KfW cũng sẽ nâng hạn mức tín dụng cho Uniper thêm 7 tỷ euro. Như vậy, Uniper sẽ nhận khoản cứu trợ khoảng 15 tỷ euro (15,2 tỷ USD).

Uniper
Uniper, Fortum và chính phủ Đức sẽ tiếp tục cùng nhau bàn bạc để tìm ra giải pháp lâu dài hơn.

Theo các chuyên gia phân tích, Uniper đang là nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu. Do công ty này là nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức. Tháng trước, Uniper đã xin cứu trợ từ chính phủ trong bối cảnh cạn kiệt tài chính vì gánh mức lỗ hàng chục triệu euro mỗi ngày, khi Nga giảm cung buộc Uniper mua khí đốt từ nguồn khác với giá cao hơn.

"Chúng ta đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, đòi hỏi phải có các biện pháp mạnh mẽ. Việc cấp thiết hiện tại là bảo vệ nguồn cung năng lượng của châu Âu", giám đốc điều hành Fortum Markus Rauramo cho biết.

Hiện, Uniper, Fortum và chính phủ Đức sẽ tiếp tục cùng nhau bàn bạc để tìm ra giải pháp lâu dài hơn. Các bên dự định đạt thỏa thuận việc này vào cuối năm 2023.

Còn với thoả thuận trên sẽ cho phép Uniper tăng giá bán khí đốt cho khách hàng. Tại thị trường Châu Âu, giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gấp 8 lần do Moskva cắt giảm nguồn cung. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, chính phủ cũng đang xem xét các biện pháp xoa dịu tác động từ việc này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...