20 vụ sa thải lớn nhất của các công ty công nghệ Mỹ kể từ năm 2020

Những sự kiện trong vài năm qua diễn ra theo hướng khó ai có thể dự đoán được. Từ đại dịch toàn cầu với tiêu chuẩn làm việc từ xa, đến cơn sốt tuyển dụng sau đó, và giờ là sa thải hàng loạt từ các công ty công nghệ...

Theo thống kê, tỷ lệ sa thải cao vào năm 2020 xảy ra do đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ khiến các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự trên toàn thế giới. Một thời gian sau, mọi thứ vẫn ổn định cho đến khi nền kinh tế trở nên bất ổn vào năm 2022, dẫn đến tình trạng sa thải quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ với nhiều đợt cắt giảm khổng lồ diễn ra trong ba tháng qua.

Alphabet, công ty mẹ của Google, về cơ bản đã sa thải lượng người tương đương với một thị trấn nhỏ chỉ vài tuần trước. 12.000 nhân viên đã mất việc trong đợt sa thải lớn nhất mà công ty từng thấy trong lịch sử của họ. Cùng với đó, Meta đã cắt giảm 11.000 nhân sự, còn Amazon và Microsoft cũng đã sa thải 10.000 nhân viên trong vài tháng qua.

Hình ảnh dưới đây biểu thị tình trạng sa thải hiện tại trong ngành công nghệ và xếp hạng 20 vụ sa thải công nghệ lớn nhất từ năm 2020 bằng cách sử dụng dữ liệu từ công cụ theo dõi Layoffs.fyi.

20 vụ sa thải lớn nhất của các công ty công nghệ Mỹ kể từ năm 2020

Hầu hết các vụ cắt giảm lực lượng lao động đang được cho là do suy thoái kinh tế sắp xảy ra. Các công ty tuyên bố rằng họ buộc phải cắt giảm lượng lao động dư thừa do bùng nổ tuyển dụng sau đại dịch.

Ngoài ra, trong cơn sốt tuyển dụng tại Mỹ, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt dẫn đến mức lương cao hơn cho người lao động. Do vậy, nhu cầu cắt giảm nhân sự ngày càng tăng trong điều kiện kinh tế bất ổn bây giờ.

Tuy nhiên, các yếu tố dẫn đến những đợt sa thải tập trung vào mảng công nghệ gần đây không đơn thuần là việc tuyển dụng quá mức và câu chuyện suy thoái kinh tế. Trên thực tế, dường như có một sự thay đổi văn hóa đang diễn ra tại nhiều công ty công nghệ của Mỹ. 

Chẳng hạn, việc giảm số lượng nhân viên được công bố rộng rãi của Twitter vào cuối năm 2022 xảy ra vì những lý do ngoài các yếu tố kinh tế vĩ mô. Mục tiêu của Elon Musk trong đợt cắt giảm nhân sự bấy giờ là để tối đa hóa hiệu quả công việc với một nhóm nhỏ hơn. Điều này dường như gây được tiếng vang với những người sáng lập và giám đốc điều hành khác ở Thung lũng Silicon, tạo lối mở cho những người lãnh đạo của lĩnh vực công nghệ cắt giảm chi phí lao động. Sau đợt cắt giảm nhân sự cuối năm 2022, Mark Zuckerberg đã gọi 2023 là “năm hiệu quả” của Meta.

Trong khi đó, tại Google, 12.000 việc làm đã bị cắt giảm khi công ty định vị lại chính mình với mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc đua AI. Ông Sundar Pichai, CEO của Google đã phát biểu: “Trong hai năm qua, chúng ta đã chứng kiến những giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Để phù hợp và thúc đẩy sự tăng trưởng đó, chúng tôi đã thuê một thực tế kinh tế khác với thực tế kinh tế mà chúng ta phải đối mặt ngày nay. Chúng tôi thấy được AI là cơ hội lớn trước mắt và sẵn sàng tiếp cận nó một cách táo bạo và có trách nhiệm".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...