FDIC đã nhượng bộ điều gì để First Citizens đồng ý mua lại SVB?

Để đạt được thỏa thuận mua lại SVB và Signature với First Citizens và Flagstar, cơ quan quản lý Mỹ FDIC đã phải chấp nhận một loạt nhượng bộ...
First Citizens

Cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ đã tăng mạnh vào sáng 27/3 sau khi FDIC thông báo sẽ bán các khoản vay và tiền gửi tại ngân hàng Silicon Valley (SVB) cho tổ chức tài chính First Citizens. 

Kết phiên, cổ phiếu của First Citizens Bancshares tăng vọt 54%. Cổ phiếu của PacWest Bancorp và Western Alliance Bancorp, hai tổ chức cho vay khác ở California từng chịu áp lực của nhà đầu tư sau sự thất bại của SVB cũng chạm vùng tích cực. 

Thời gian qua, Cơ quan ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã mất khoảng hai tuần để tìm người mua từng bộ phận riêng lẻ của SVB sau khi cuộc đấu giá toàn bộ ngân hàng kết thúc mà không có người mua.

FDIC đã đồng ý bán lại cho First Citizens khoản vay 72 tỷ USD của SVB với mức chiết khấu lên tới 16,5 tỷ USD trong khi cam kết chia sẻ mọi khoản lỗ (hoặc lãi) đối với các khoản vay đó trong tương lai.

FDIC cho biết, các thỏa thuận chia sẻ tổn thất như vậy - chiến thuật từng được sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - sẽ tối đa hóa khả năng thu hồi tài sản bằng cách giữ chúng trong khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, First Citizens lại quyết định không nhận thêm 90 tỷ USD chứng khoán mà FDIC hiện sẽ phải … tự thân đi bán. Ngân hàng SVB vốn sở hữu rất nhiều trái phiếu mất giá trị sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất. 

Tổng thiệt hại đối với quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC - điểm hỗ trợ cho những người gửi tiền có bảo hiểm tại tất cả các ngân hàng - sẽ là 20 tỷ USD. FDIC cũng đang cung cấp một hạn mức tín dụng cho First Citizens cho mục đích thanh khoản dự phòng, ngân hàng cho biết. Trong khi đó, FDIC nhận được cổ phần của First Citizens trị giá 500 triệu USD.

FDIC đã thực hiện một số nhượng bộ tương tự vào ngày 19/3 khi tìm được người mua cho ngân hàng đã phá sản Signature. FDIC đã buộc lòng giảm giá 12,7 tỷ USD cho chủ sở hữu mới - Flagstar Bank khi ngân hàng này mua khoản vay 12,9 tỷ USD của Signature. Tuy nhiên, FDIC vẫn ngậm ngùi giữ lại một khoản vay 60 tỷ USD khác mà Flagstar không muốn.

Thỏa thuận được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nói trên là ví dụ mới nhất về mức độ can thiệp của chính phủ để kiểm soát cuộc khủng hoảng ngân hàng cho đến nay.

Các quan chức liên bang ban đầu đồng ý bảo hiểm cho tất cả những người gửi tiền tại SVB và Signature, đồng thời giải phóng thêm thanh khoản tại Fed để các ngân hàng có thể khai thác nguồn tài chính mới nếu cần. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đồng ý xem xét các bước bổ sung trong thời gian tới tuỳ thuộc vào diễn biến thị trường. 

Mục tiêu của chính phủ Mỹ hiện nay là xoa dịu sự hoảng loạn và làm chậm quá trình rút tiền gửi từ các ngân hàng khu vực dễ bị tổn thương. Trong tuần kết thúc vào ngày 15/3, các ngân hàng nhỏ và vừa đã mất khoảng 120 tỷ USD tiền gửi, theo dữ liệu mới từ Cục Dự trữ Liên bang. 25 ngân hàng lớn nhất đã nhận được 67 tỷ USD tiền gửi trong cùng thời kỳ. 

Trong tuần này, sự cố tại ngân hàng SVB và Signature sẽ được xem xét công khai trong phiên điều trần của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện tại Washington. Các nhân chứng tham gia sẽ bao gồm Chủ tịch Cơ quan ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) Martin Gruenberg.

Theo một số báo cáo, chủ tịch của Martin Gruenberg có thể phải đối mặt với các câu hỏi về cách FDIC giải quyết tình hình ngân hàng SVB tại phiên điều trần sắp tới.

Có thể bạn quan tâm