Mỹ lên kế hoạch cho các biện pháp khẩn cấp hỗ trợ ngành ngân hàng

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Kho bạc Mỹ đang chuẩn bị cho chương trình hỗ trợ tiền gửi và các biện pháp hỗ trợ ngành ngân hàng trong trường hợp khẩn cấp…
ngành ngân hàng

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đang gấp rút chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ ngành ngân hàng và đảm bảo họ có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền bất ngờ từ khách hàng, trong thời điểm Mỹ tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn sau thất bại của Ngân hàng Silicon Valley (SVB).

Bên cạnh đó, Fed có kế hoạch nới lỏng các điều khoản về quyền tiếp cận cửa sổ chiết khấu (discount window) cho các ngân hàng, giúp họ có thể biến những tài sản mất giá trị thành tiền mặt để không phải chịu tổn thất lớn như trường hợp của SVB. 

Một số ngân hàng đã bắt đầu hướng tới biện pháp cửa sổ chiết khấu vào ngày 10/3, tìm cách tăng cường thanh khoản sau khi chính quyền tịch thu SVB. 

Cửa sổ chiết khấu là một công cụ của chính sách tiền tệ (thường được kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương) cho phép các tổ chức đủ điều kiện vay tiền từ ngân hàng trung ương, thường là trên cơ sở ngắn hạn, để đáp ứng tình trạng thiếu thanh khoản tạm thời do gián đoạn nội bộ hoặc bên ngoài. 

Fed hiện có hai chương trình cho vay theo cửa sổ chiết khấu. Chương trình tín dụng chính dành cho các ngân hàng lành mạnh có thể mang tài sản thế chấp tới Fed và nhận các khoản vay với mức phí thấp đối với lãi suất cho vay qua đêm. Chương trình thứ hai được gọi là tín dụng thứ cấp nhằm vào các ngân hàng gặp khó khăn, liên quan đến tỷ lệ phí cao hơn và thời hạn cho vay ngắn hơn. Việc sử dụng và các điều khoản của cửa sổ chiết khấu nằm trong phạm vi ra quyết định của Fed và tránh được yêu cầu phê duyệt của nhiều cơ quan trong cơ sở cho vay khẩn cấp.

Ngoài ra, Fed và Kho bạc Mỹ cũng đang chuẩn bị một chương trình để hỗ trợ tiền gửi bằng cách sử dụng cơ quan cho vay khẩn cấp của Fed.

Việc sử dụng thẩm quyền cho vay khẩn cấp của Fed là dành cho các trường hợp bất thường và cấp bách, đồng thời báo hiệu rằng các cơ quan quản lý Mỹ đang coi tác động từ sự sụp đổ của SVB là một dấu hiệu của rủi ro hệ thống trên thị trường.

Cơ sở cho vay khẩn cấp là một quy chế cho thời kỳ suy thoái nằm trong trong Đạo luật Dự trữ Liên bang, cho phép ngân hàng trung ương thực hiện các khoản vay trực tiếp. Trong đó, việc sử dụng thẩm quyền khẩn cấp cần có sự bỏ phiếu của hội đồng Fed và sự chấp thuận của Bộ trưởng Tài chính sau khi Fed chứng minh rằng những người đi vay không thể có được thanh khoản ở nơi khác. 

Các cơ quan quản lý nước Mỹ cũng đang trao đổi thêm về các biện pháp đặc biệt khi ngân hàng đối mặt với khả năng thua lỗ nếu khách hàng rút tiền gửi không có bảo hiểm; rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ nhanh chóng của SVB đã làm rung chuyển thị trường vào tuần trước và khiến các công ty tài chính rơi vào tình trạng chao đảo. Sự rút tiền ồ ạt từ khách hàng có thể buộc các ngân hàng phải vội vã bán các tài sản như trái phiếu đã giảm giá trị trong bối cảnh lãi suất tăng - một trong những nguyên nhân đằng sau sự thất bại của SVB.

Những thay đổi đang thảo luận được tiết lộ bởi những nguồn tin liên quan đến vấn đề này, những người yêu cầu giấu tên vì các cuộc đàm phán là bí mật, Bloomberg đưa tin. Đại diện của Fed và Kho bạc không đưa ra bình luận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…