Fed cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm: Làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu chính thức bắt đầu?

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định hạ lãi suất cho vay chủ chốt 0,5 điểm phần trăm trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và thị trường lao động suy yếu…

Fed cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm: Làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu chính thức bắt đầu?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 vừa qua. Đây là đợt nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên sau hơn 4 năm, được đánh giá là nhằm ngăn chặn sự suy thoái của thị trường lao động.

Động thái này đã hạ lãi suất liên bang xuống còn 4,75%- 5%. Mặc dù mức lãi suất này thiết lập chi phí vay ngắn hạn cho các ngân hàng, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhiều sản phẩm tài chính tiêu dùng khác như thế chấp, vay ô tô và thẻ tín dụng.

Kể từ tháng 3/2022, Fed bắt đầu tăng lãi suất khi lạm phát chạm mức cao nhất trong hơn 40 năm. Trong chu kỳ thắt chặt này, Fed đã tăng lãi suất 0,75 điểm cơ bản bốn lần liên tiếp và lần tăng cuối cùng là vào tháng 7/2023.

Ngoài các điều chỉnh lãi suất khẩn cấp trong thời kỳ đại dịch Covid-19, lần cuối cùng Fed cắt giảm 0,5 điểm phần trăm là vào năm 2008 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong biểu đồ “dot-plot”, Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) còn chỉ ra khả năng về một lần cắt giảm 0,5 điểm phần trăm khác vào cuối năm này, gần như khớp với những kỳ vọng ban đầu của thị trường. Bên cạnh đó, Fed dự kiến cắt giảm thêm 1 điểm phần trăm trong năm 2025 và 0,5 điểm phần trăm vào 2026. Nhìn chung, chu kỳ cắt giảm lãi suất lần này sẽ hạ tổng cộng 2,5 điểm phần trăm.

“Ủy ban tự tin rằng lạm phát đang tiến dần về mức 2% một cách bền vững. Quyết định cắt giảm lãi suất được đưa ra dựa trên các đánh giá tổng thể về dữ liệu kinh tế và cân nhắc rủi ro”, tuyên bố sau cuộc họp cho biết.

Đáng chú ý, cuộc bỏ phiếu của FOMC kết thúc với tỷ lệ 11-1, với Thống đốc Michelle Bowman là người duy nhất ủng hộ mức giảm 0,25 điểm. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2005 một thống đốc Fed có ý kiến trái chiều với tất cả các thành viên khác, mặc dù nhiều chủ tịch khu vực đã từng bỏ phiếu “không” trong giai đoạn này.

Trong buổi họp báo sau cuộc họp, chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định: “Chúng tôi đang cố gắng khôi phục sự ổn định giá cả mà không gây ra tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng như trong quá khứ. Động thái hôm nay cho thấy cam kết mạnh mẽ của Fed trong việc đạt được mục tiêu đó”.

Screenshot 2024-09-19 at 07.21.37.png
Lãi suất mục tiêu quỹ liên bang (tháng 9/2024)

Ủy ban cũng lưu ý rằng tình hình tuyển dụng đang giảm tốc và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Các quan chức FOMC nâng dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm nay từ mức 4% lên 4,4%, đồng thời hạ dự báo lạm phát từ 2,6% xuống 2,3% . Dự báo về lạm phát lõi cũng giảm xuống còn 2,6%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với báo cáo hồi tháng 6.

FOMC dự kiến lãi suất trung lập dài hạn sẽ ở mức 2,9%, cao hơn một chút trong bối cảnh Fed vẫn đang phải vật lộn để giảm lạm phát về mức mục tiêu. Quyết định được đưa ra mặc dù hầu hết các chỉ số kinh tế đều khá ổn. GDP tăng đều đặn và Fed tại Atlanta đang theo dõi mức tăng trưởng 3% trong quý ba dựa trên sức mạnh của chi tiêu tiêu dùng. Tuy nhiên, cả chủ tịch Powell và các nhà hoạch định chính sách đều bày tỏ lo ngại về thị trường lao động.

Với việc Fed có vai trò then chốt trên thị trường tài chính toàn cầu, quyết định lần này của Fed có khả năng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng trung ương khác.

Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Canada đều đã cắt giảm lãi suất trong thời gian gần đây, trong khi một số quốc gia đang khác chờ đợi động thái từ Fed.

Xem thêm

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…