Fed kết thúc cuộc họp tháng 5 trong bất đồng về chính sách tăng lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc cuộc họp tháng 5 với sự bất đồng khi các thành viên đang chia thành 2 luồng quan điểm trái nhau về chính sách lãi suất của Fed trong thời gian tới…

Mặc dù quyết định tăng lãi suất chuẩn thêm 0,25 điểm phần trăm đã được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhất trí, nhưng bản tóm tắt cuộc họp tháng 5 mới công bố phản ánh sự bất đồng giữa các thành viên đối với động thái chính sách tiếp theo. 

Chờ các dữ liệu kinh tế

Mặc dù các kỳ vọng trong tương lai khác nhau, nhưng dường như có sự đồng thuận rằng lộ trình tăng lãi suất liên tiếp đến nay không còn được chắc chắn như trước. Kể từ tháng 3/2022, Fed đã thực hiện 10 đợt tăng lãi suất với tổng cộng 5 điểm phần trăm, nâng lãi suất cơ bản lên mức 5 - 5,25%. 

Về cơ bản, các cuộc tranh luận tại cuộc họp tháng 5 đã dẫn đến hai kịch bản. Một số thành viên đánh giá tiến độ giảm lạm phát hiện nay là chưa đủ, do đó sẽ cần phải tăng lãi suất thêm nữa. Mặt khác, nhiều người cho rằng tăng trưởng kinh tế đã chậm lại và việc thắt chặt chính sách vào những tháng tới có thể không cần thiết. 

Một số tín hiệu cho thấy, Fed đang tập trung hướng tới một cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu nhiều hơn, vốn sẽ bao gồm nhiều yếu tố cần cân nhắc cho quyết định liệu có nên tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất hay không.

“Trước những rủi ro liên quan, FOMC lưu ý tầm quan trọng của việc theo dõi chặt chẽ dữ liệu và tác động của chính sách tiền tệ đối với triển vọng kinh tế”, ghi chú trong biên bản cuộc họp cho thấy. 

Các quan chức của FOMC cũng dành thời gian để thảo luận về các vấn đề trong ngành ngân hàng trong thời gian qua, cụ thể là 3 tổ chức cho vay quy mô đã sụp đổ kể từ hồi tháng 3. Theo đó, Fed sẵn sàng sử dụng các công cụ cần thiết để đảm bảo hệ thống tài chính có đủ thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu của ngành. 

Trước đó tại cuộc họp tháng 3, các nhà kinh tế của Fed lưu ý rằng sự sụt giảm tín dụng dự kiến do căng thẳng ngân hàng có thể sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Bên cạnh đó, nới lỏng thắt chặt tín dụng sẽ là một rủi ro ngược đối với tăng trưởng kinh tế.

Thông điệp này đã được nhắc lại một lần nữa vào tháng 5, dự đoán sự thu hẹp có thể bắt đầu vào quý 4/2023. 

tăng lãi suất

Biên bản cũng phản ánh một số cuộc trò chuyện về các cuộc đàm phán để nâng trần nợ quốc gia. “Nhiều người tham gia đề cập rằng điều cần thiết là hạn mức nợ phải được nâng lên kịp thời để tránh nguy cơ xảy ra những sai lệch bất lợi nghiêm trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế rộng lớn hơn,” bản tóm tắt nêu rõ.

Đợt tăng cuối cùng?

Các thị trường kỳ vọng rằng đợt tăng lãi suất vào tháng 5 sẽ là lần cuối cùng của chu kỳ này và Fed có thể bắt đầu giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trước thời điểm cuối năm nay. Kèm theo đó là giả định cho rằng nền kinh tế sẽ chậm lại và có thể rơi vào suy thoái trong khi lạm phát giảm xuống gần hơn với mục tiêu 2% của Fed.

Tuy nhiên, hầu như tất cả các quan chức đều bày tỏ sự hoài nghi nếu không muốn nói là hoàn toàn bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Vào tuần trước, chính chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã đưa ra một số bình luận cho thấy rất ít dấu hiệu về việc cắt giảm lãi suất dù cho bất ổn ngành ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong các quyết định của Fed.

Gần đây nhất, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết mặc dù dữ liệu chưa đưa ra một trường hợp rõ ràng nào cho quyết định lãi suất vào tháng 6, nhưng ông nghĩ rằng sẽ cần nhiều đợt tăng lãi suất hơn nữa để giảm lạm phát. 

“Tôi không mong đợi dữ liệu đến trong vài tháng tới sẽ cho thấy chúng ta đã đạt đến mốc cuối cùng,” Thống đốc Christopher Waller nói, đề cập đến điểm cuối của chu kỳ lãi suất. “Và tôi không ủng hộ việc ngừng tăng lãi suất trừ khi có bằng chứng rõ ràng rằng lạm phát đang giảm xuống theo đúng mục tiêu 2%. Dù sao đi chăng nữa, việc tăng hay ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 sẽ còn phụ thuộc vào các dữ liệu được đưa ra trong ba tuần tới”.

Các báo cáo kinh tế mới đây đã chỉ ra rằng diễn biến lạm phát đã dần được kiểm soát mặc dù vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Lạm phát cơ bản, được đo bằng chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân ưa thích của Fed không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đã tăng 4,9% trên cơ sở hàng năm vào tháng 4, thấp hơn dự báo 5% của các chuyên gia Dow Jones. 

Trong khi đó, thị trường lao động nhộn nhịp đã phần nào gây áp lực lên giá cả, với tỷ lệ thất nghiệp là 3,4%, mức mức thấp từ những năm 1950. 

Báo cáo dữ liệu tiền lương chỉ ra mức tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 4, theo sau đó một bài báo nghiên cứu của cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke cho biết xu hướng này thể hiện giai đoạn tiếp theo trong cuộc chiến chống lạm phát của ngân hàng trung ương. 

Nhìn toàn cảnh nền kinh tế, các chỉ số quản lý mua hàng từ S&P Global đã đạt mức cao nhất trong 13 tháng vào tháng 5, cho thấy mặc dù suy thoái kinh tế có thể đến muộn hơn trong năm, nhưng hiện tại có rất ít dấu hiệu về sự thu hẹp đáng quan ngại.

Công cụ theo dõi dữ liệu GDPNow của Fed Atlanta mới đây đã công bố mức tăng trưởng kinh tế với tốc độ hàng năm là 2,9% trong quý hai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…