Lạm phát hạ nhiệt, Fed có khả năng dừng tăng lãi suất trong tháng 6

Lạm phát giảm tháng thứ 10 liên tiếp giảm khiến Phố Wall đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Fed sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất mạnh nhất trong 4 thập kỷ tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6...

Dữ liệu mới nhất từ ​​Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố ngày 10/5 đã khiến khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 trở nên cao hơn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy lạm phát toàn phần tăng 0,4% so với tháng trước, thấp hơn so với kỳ vọng của các nhà kinh tế theo dữ liệu thống kê của Bloomberg.

Nhóm các nhà kinh tế của ngân hàng Wells Fargo viết: "Chúng tôi kỳ vọng FOMC sẽ duy trì lãi suất quỹ liên bang ở mức hiện tại trong tương lai gần và lạm phát sẽ chậm lại trong những tháng tới khi áp lực cung tiếp tục giảm và tăng trưởng nhu cầu yếu đi".

Thị trường Mỹ nhìn chung cũng đồng tình với dự đoán này. Theo công cụ CME Fed Watch, sau khi dữ liệu CPI được công bố, thị trường đánh giá khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 lên tới 97%, tăng từ mức 78% trước đó.

Gần đây nhất, Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 5, đánh dấu lần tăng thứ 10 liên tiếp trong chu kỳ. Lãi suất cho vay vốn, và cũng là lãi suất chính sách chuẩn mới của ngân hàng trung ương Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2007, nằm trong khoảng 5% - 5,25%.

Tuy nhiên, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, ông Jerome Powell đã báo hiệu điều mà một số nhà kinh tế Phố Wall cho là “sự tạm dừng chính sách diều hâu” trong cuộc họp báo của ông vào ngày 3 tháng Năm.

Theo đó, mặc dù Fed không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai, nhưng ông Powell cũng đã bỏ từ khóa quen thuộc về việc có thể xảy ra nhiều đợt tăng lãi suất hơn nữa khỏi tuyên bố trong cuộc họp vừa rồi. Điều này đã củng cố niềm tin của thị trường rằng chính sách thắt chặt mạnh mẽ của Cục Dữ trữ Liên bang đã đến hồi kết thúc.

Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6

Nhóm các nhà kinh tế của Bank of America đã chỉ ra một số yếu tố cơ bản bên trong báo cáo mang tính xây dựng cho cuộc chiến chống lạm phát của Fed với tiêu đề “ủng hộ việc tạm dừng [tăng lãi suất]”.

Báo cáo viết: “Đây là một thông tin đáng khích lệ đối với Fed. Sự giảm tốc trên diện rộng và những lo ngại về ô tô đã qua sử dụng đã được bù đắp bởi thực tế là giá bán buôn đang giảm trở lại. Báo cáo này sẽ khiến Fed cảm thấy thoải mái với việc giữ nguyên [lãi suất] vào tháng Sáu. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chúng ta vẫn còn một báo cáo việc làm và một báo cáo lạm phát nữa trước cuộc họp tháng Sáu”.

Nhìn chung, lạm phát cơ bản, sau khi loại bỏ giá lương thực và năng lượng, vẫn ở mức cao trong tháng trước. Cùng với đó, giá tiêu dùng hàng tháng tăng mạnh do tiền thuê nhà cao, cũng như sự phục hồi của chi phí xăng dầu và giá xe cơ giới đã qua sử dụng có thể làm suy yếu khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế.

Tuy vậy, việc tăng lãi suất liên tục đang thắt chặt các điều kiện tín dụng, giúp kiềm chế lạm phát đang kể. Do đó, nhiều nhà kinh tế mong đợi Fed sẽ sớm tạm dừng chính sách diều hâu hiện tại và để các hệ quả của việc tăng lãi suất tiếp tục công cuộc kìm hãm lạm phát

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…