Georgia, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi từ cuộc chiến Nga - Ukraine

Georgia - một quốc gia nhỏ vùng Kavkaz ở biên giới phía nam của Nga - cùng với Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ, đã chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng đầy tích cực nhờ vào dòng người Nga nhập cư.
Georgia, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi từ cuộc chiến Nga - Ukraine

Khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đang quay cuồng vì tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine thì lại có một số quốc gia được hưởng lợi từ dòng người di cư từ Nga và của cải của họ. 

Georgia - một nước cộng hòa nhỏ thuộc Liên Xô cũ ở biên giới phía nam nước Nga - là một trong số những quốc gia, bao gồm cả Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ, chứng kiến nền kinh tế của họ tăng trưởng tích cực trong bối cảnh đầy thách thực hiện nay. 

Theo thống kê, đã có ít nhất 112.000 người Nga đã di cư đến Georgia trong năm nay. Làn sóng di cư đầu tiên lên tới 43.000 người đã đến Georgia sau ngày 24/2, trong khi làn sóng thứ hai - khó xác định số lượng hơn - đến sau đợt huy động quân sự của Nga vào tháng 9.

Nga - Ukraine

Làn sóng ban đầu di cư tới Georgia đã chiếm gần một phần tư (23,4%) tổng số người di cư ra khỏi Nga tính đến tháng 9, theo một cuộc khảo sát trực tuyến do nhóm nghiên cứu Ponars Eurasia thực hiện. Phần lớn những người Nga di cư còn lại đã đến Thổ Nhĩ Kỳ (24,9%), Armenia (15,1%) và các quốc gia khác (19%). 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế hiện kỳ vọng nền kinh tế Georgia sẽ tăng trưởng 10% vào năm 2022, sau khi điều chỉnh tăng ước tính một lần nữa trong tháng này và tăng hơn gấp ba lần dự báo 3% từ tháng Tư. “Dòng người nhập cư và tài chính mới là những lý do được viện dẫn cho sự tăng trưởng đầy tích cực này”.

IMF cũng nhận thấy Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng 5% trong năm nay, trong khi Armenia dự kiến tăng 11% nhờ “dòng thu nhập lớn từ vốn và lao động từ bên ngoài."

Georgia hưởng lợi từ sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn chảy vào trong năm nay, chủ yếu là từ Nga. Nga chiếm 3/5 (59,6%) dòng vốn nước ngoài vào Georgia chỉ trong tháng 10 — tăng 725% so tháng 10 năm ngoái.

Từ tháng 2 đến tháng 10 năm nay, người Nga mở hơn 45.000 tài khoản ngân hàng và đã chuyển 1.412 tỷ USD vào các tài khoản ở Georgia - nhiều hơn bốn lần so với 314 triệu USD được chuyển trong cùng kỳ năm 2021 - theo Ngân hàng Quốc gia Georgia.

Hiệu ứng tích cực của làn sóng di cư

Vị trí chiến lược của Georgia khiến nó trở thành một điểm đến lý tưởng cho những người Nga di cư. Trong khi đó, chính sách nhập cư tự do của đất nước cũng cho phép người nước ngoài sống, làm việc và thành lập doanh nghiệp mà không cần thị thực.

Giống như Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia đã không tham gia thực thi các biện pháp trừng phạt của phương Tây, khiến người Nga và của cải của họ có thể tự do di chuyển qua biên giới.

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấp giấy phép cư trú cho 118.626 người Nga trong năm nay, theo dữ liệu của chính phủ, trong khi 1/5 doanh thu bất động sản nước ngoài vào năm 2022 là của người Nga. Chính phủ Armenia đã không cung cấp dữ liệu về số liệu di cư hoặc mua tài sản khi được CNBC liên hệ.

Tuy nhiên, tác động kinh tế đã gây ngạc nhiên cho cả các chuyên gia trong ngành. Mikheil Kukava, người đứng đầu chính sách kinh tế và xã hội tại viện nghiên cứu Georgia, Viện Phát triển Tự do Thông tin (IDFI), nói với CNBC: “Chúng tôi đã đạt mức tăng trưởng hai con số, điều mà không ai có thể ngờ tới.

Georgia

Chắc chắn, một tỷ lệ đáng kể của sự gia tăng là sức bật trở lại sau sự suy giảm vì đại dịch Covid-19. Nhưng ông Kukava cho biết đó cũng là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế “tích cực” từ những người mới đến. “Họ là những người có hoạt động kinh tế rất tích cực, bởi nếu chỉ là 42.000 công dân Nga bình thường thì khó có thể mang đến tác động đáng chú ý như thế này cho nền kinh tế Georgia,” ông Kukava nhận xét, đề cập đến làn sóng di cư đầu tiên - những người giàu có và có trình độ học vấn cao. Ông nói, để so sánh, làn sóng di cư thứ hai có nhiều khả năng bị thúc đẩy rời đi bởi “nỗi sợ hãi” hơn là vì các biện pháp kinh tế.

Sự “bùng nổ” đối với nền kinh tế Georgia

Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất từ những người nhập cư mới đến là sự tác động đối với thị trường nhà ở Georgia. Theo ngân hàng TBC của đất nước này, giá bất động sản tại thủ đô Tbilisi đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và giao dịch tăng 30%, trong khi đó, giá thuê nhà và văn phòng đã tăng 74% trong năm.

Mặt khác, 12.093 công ty mới của Nga đã được đăng ký tại Georgia từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay, gấp hơn 13 lần tổng số được thành lập vào năm 2021, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Georgia.

Đồng lari của Georgia hiện đang giao dịch ở mức cao nhất trong ba năm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hào hứng với triển vọng mới của Georgia. Là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã từng tham gia một cuộc chiến ngắn với Nga vào năm 2008, mối quan hệ của Georgia với Nga là khá phức tạp và một số người dân Georgia lo ngại tác động chính trị xã hội mà những người mới đến có thể gây ra.

Dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2023

Các nhà dự báo dường như đang tính đến những khía cạnh không chắc chắn của tình hình hiện tại. Cả chính phủ Georgia và Ngân hàng Quốc gia đều dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại vào năm 2023.

IMF cũng nhận thấy tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống khoảng 5% trong năm tới. “Tăng trưởng và lạm phát dự kiến sẽ chậm lại vào năm 2023 do dòng vốn bên ngoài điều tiết, điều kiện kinh tế và tài chính toàn cầu thay đổi”.

Điều đó chỉ ra rằng chính phủ Georgia cũng không mong đợi những người nhập cư này sẽ ở lại trong thời gian dài,” ông Mikheil Kukava nhận định. 

Theo khảo sát của Ponars Eurasia, được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 4, chưa đến một nửa (43%) người Nga di cư cho biết, vào thời điểm đó, họ dự định ở lại nước sở tại lâu dài. Hơn một phần ba (35%) chưa quyết định, gần một phần năm (18%) dự định chuyển đi nơi khác và chỉ 3% dự định quay trở lại Nga.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…