Giá cà phê chạm mức cao nhất trong gần 50 năm

Giá cà phê toàn cầu đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm, chủ yếu là do biến đổi khí hậu và sản lượng suy giảm tại các nước sản xuất lớn như Brazil và Việt Nam…

Giá cà phê chạm mức cao nhất trong gần 50 năm

Giá cà phê đã chạm mức cao nhất trong vòng 47 năm qua do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi và các thách thức kinh tế tại những khu vực sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

Theo báo cáo của Semfor, giá hạt cà phê arabica đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 3,18 USD/pound trong tuần này, gây ra tác động sâu rộng đến thị trường toàn cầu cũng như thói quen tiêu thụ cà phê hàng ngày của người dân.

Kể từ đầu năm đến nay, giá cà phê arabica đã tăng 71% và trở thành một trong những mặt hàng có mức tăng giá mạnh nhất, chỉ đứng sau cacao. "Theo xu hướng hiện tại, giá cà phê đang đối mặt với một kịch bản tương tự như cacao hồi đầu năm. Đối với cacao, nguyên nhân là do vụ mùa kém tại hai nước sản xuất lớn nhất là Bờ Biển Ngà và Ghana. Còn với cà phê arabica, mối lo ngại vẫn là vụ mùa tại Brazil”, ngân hàng Commerzbank nhận định trong một báo cáo hôm thứ Sáu.

Brazil vừa trải qua một đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm, sau đó lại phải hứng chịu những cơn mưa lớn kéo dài, khiến vụ thu hoạch cà phê năm nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ vậy, một số nông dân Brazil đã trì hoãn việc giao hàng trong năm nay với hy vọng giá sẽ tăng cao hơn nữa, dẫn đến việc nguồn cung thiếu hụt trong ngắn hạn và gây ra tổn thất lớn về tài chính đối với các công ty sản xuất.

Việt Nam, quốc gia sản xuất hạt cà phê robusta lớn nhất thế giới, cũng ghi nhận 3 năm liên tiếp sản lượng giảm xuống mức thấp. Giá cà phê robusta cũng tăng lên mức cao nhất trong gần 47 năm vào thứ Sáu.

Các chuyên gia lo ngại thời tiết thất thường sẽ tiếp tục làm giảm sản lượng của năm tới và gia tăng áp lực lên nguồn cung toàn cầu.

Thực trạng suy giảm sản lượng ở Brazil và Việt Nam đang làm thắt chặt nguồn cung ứng cà phê toàn cầu, từ đó đẩy giá lên cao cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Tập đoàn Nestlé đã thông báo sẽ tăng giá các sản phẩm cà phê của mình để bù đắp cho chi phí nguyên liệu leo thang. Tập đoàn, nổi tiếng với các thương hiệu như Nescafé, đang đối mặt với các gánh nặng chi phí không chỉ từ tác động của biến đổi khí hậu mà còn từ các mức thuế dự kiến sắp được áp dụng. Một số phân tích dự đoán rằng các nhà nhập khẩu có thể đẩy nhanh việc mua hàng trong cuối năm nay để tránh các khoản phát sinh liên quan đến thuế quan hay chính sách thương mại quốc tế.

“Diễn biến tăng giá hiện nay là kết quả của cả yếu tố môi trường lẫn thị trường. Tình hình này một lần nữa nhấn mạnh mối liên hệ giữa các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và những bất ổn về quy định trong thị trường cà phê”, một chuyên gia thương mại chia sẻ trên tờ Financial Times.

Đối với người tiêu dùng, các tác động về giá đã được thấy rõ ràng dù là họ mua cà phê pha sẵn ngoài cửa hàng hay mua cà phê để tự pha ở nhà. Giá bán lẻ tăng cao đang gây áp lực lên ngân sách chi tiêu, đặc biệt đối với những người tiêu thụ cà phê hàng ngày.

Xem thêm

Nguồn cung khan hiếm, giá cà phê Robusta tăng mạnh

Nguồn cung khan hiếm, giá cà phê Robusta tăng mạnh

Lượng cà phê Robusta xuất khẩu từ Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 1/2024, tuy nhiên, với thống kê tồn kho toàn cầu giảm xuống gần mức thấp kỷ lục, giá cà phê Robusta chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...