Nguồn cung khan hiếm, giá cà phê Robusta tăng mạnh

Lượng cà phê Robusta xuất khẩu từ Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 1/2024, tuy nhiên, với thống kê tồn kho toàn cầu giảm xuống gần mức thấp kỷ lục, giá cà phê Robusta chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nguồn cung khan hiếm, giá cà phê Robusta tăng mạnh

Theo dữ liệu được tổng hợp trên đơn vị cung cấp dữ liệu thị trường hàng hoá Barchart, giá cà phê trong phiên đầu tuần đã có nhiều diễn biến trái chiều, trong đó hợp đồng cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 giảm -4,80 điểm (-2,48%), còn cà phê Robusta tăng +6 điểm (+0,18%).

Giá cà phê trong thời gian qua có đã có một số biến động. Sự phục hồi của đồng USD lên mức cao nhất trong 1 tháng rưỡi đã làm tác động tới hầu hết các hàng hóa, bao gồm cả cà phê.

Tuy nhiên, tồn kho cà phê giảm gần xuống mức thấp kỷ lục vẫn là nguyên nhân chính khiến giá duy trì ở mức cao. Tồn kho cà phê Robusta do ICE giám sát đã giảm xuống còn 2.977 lô trong ngày 29/1, chỉ cao hơn mức thấp kỷ lục 2.931 lô vào thứ Hai tuần trước. Tồn kho cà phê arabica cũng hạ xuống mức thấp nhất trong 24 năm là 224.066 bao vào 30/11/2023 và hiện chỉ nhỉnh lên một chút ở mức 249.206 bao.

Trên thực tế, nguồn cung cà phê Robusta đang trở nên khan hiếm hơn trên toàn cầu. Việt Nam là quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất thế giới, nhưng sự kiện thời tiết El Nino đã gây ra hạn hán trên nhiều vùng trồng cà phê của Việt Nam vào cuối 2023 và đầu năm 2024, khiến sản lượng bị ảnh hưởng, theo chia sẻ của một quan chức Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp Việt Nam ngày 3/11/2023 cũng dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023/24 có thể thấp hơn 10%, tương đương 1,6 - 1,7 triệu tấn, vụ mùa nhỏ nhất trong 4 năm qua, vì lý do hạn hán. Hiệp hội Cà phê Việt Nam ngày 5/12/2024 cũng đưa ra dự báo tương tự.

Bên cạnh đó, trước tình hình xung đột leo thang ở khu vực Biển Đỏ, nhiều người mua quốc tế đang tránh mua hạt cà phê Robusta từ Việt Nam do chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng tăng. Họ phải tìm kiếm thêm nguồn cung Robusta từ Brazil.

Nhưng thời tiết khô hạn cũng đang cản trợ kỳ vọng thúc đẩy sản lượng và xuất khẩu của Brazil. Vào 29/1, công ty khí tượng Somar Meteorologia báo cáo rằng khu vực Minas Gerais của Brazil chỉ nhận được lượng mưa 25 mm trong tuần qua, tương đương khoảng 50% mức trung bình lịch sử. Minas Gerais chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê của Brazil.

Có thể bạn quan tâm