Giá vé concert đang góp phần đẩy cao… lạm phát?

Giá cả hàng hoá và dịch vụ toàn cầu nhìn chung đang dần có sự hạ nhiệt, nhưng điều đó không bao gồm các sự kiện giải trí nhạc sống. Giá vé concert đến nay đã tăng đến mức khiến các nhà kinh tế học chú ý…
Giá vé concert đang góp phần đẩy cao… lạm phát?

Nhu cầu về các buổi concert trực tiếp sau đại dịch đã tăng mạnh trở lại, với chất lượng biểu diễn cùng giá thành chung ghi nhận mức cao hơn bao giờ hết. Trong một bình luận liên quan đến vấn đề này, tạp chí The Wall Street Journal đã gọi 2023 là "năm của giá vé concert 1.000 USD”. 

Jason Mercer, nhà phân tích concert tại tổ chức đánh giá tín dụng Moody's, cho biết: "Mức độ này thật sự nằm ngoài suy nghĩ. Chúng tôi mới chỉ dám dự đoán việc trở lại từ từ của mô hình concert âm nhạc ngoài trời chứ không ngờ tới một phản ứng “sóng thần” như thế này”.

Lượng người tham dự các sự kiện nhạc sống đã tăng 24% vào năm 2022 so với năm 2019, theo Live Nation, công ty mẹ của nền tảng bán vé Ticketmaster. Và công ty đặt kỳ vọng năm 2023 sẽ vượt qua mức của năm 2022.

Các khán giả hào hứng không chỉ đi xem nhiều buổi biểu diễn hơn mà họ còn sẵn sàng trả tiền nhiều hơn khi đến đó. Chi tiêu cho thực phẩm, đồ uống và hàng hóa tại các sự kiện của Live Nation đã tăng 10% vào năm 2022 so với năm 2019.

giá vé concert

Những xu hướng này - cùng khó khăn trong chuỗi cung ứng và lạm phát khiến các buổi biểu diễn trở nên đắt đỏ hơn - đang đẩy giá vé concert lên cao.

Mặc dù Bộ Lao động Mỹ không có công cụ đo lường lạm phát cụ thể đối với giá concert. Tuy nhiên cơ quan này cho biết, chi phí của các buổi biểu diễn trực tiếp hiện cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với mức lạm phát trung bình của cả nước Mỹ. 

Trong khi đó, tại Anh, giá vé sự kiện đã tăng 6,8% kể từ đấu năm đến nay. Đây là mức tăng nhanh nhất trong 30 năm, chủ yếu đến từ nhóm dịch vụ văn hóa, đặc biệt là vé vào cửa ở các sự kiện âm nhạc trực tiếp.

Mario Ihieme, một người hâm mộ Beyoncé ở London cho biết: “Mọi người sẵn sàng vung tiền đi xem concert của Beyonce vì họ biết rằng họ sẽ nhận được nội dung chất lượng. Cùng với việc không ai dám chắc liệu cô ấy có thực hiện thêm các chuyến lưu diễn khác trong tương lai hay không, nên các tấm vé này càng được săn lùng ráo triết hơn”.

Và những nghệ sĩ nổi tiếng như Beyonce, Taylor Swift, Bruce Springsteen, BTS hay BlackPink đều đang nỗ lực nâng cấp chất lượng concert hơn nữa. “Công nghệ đang phát triển và điều đó có nghĩa là các buổi biểu diễn được tổ chức một cách công phu và mãn nhãn hơn nhiều. Nó gần giống như một vở nhạc kịch Broadway đặc biệt cho mỗi bài hát”, ông Dave Brooks, giám đốc cấp cao về nhạc sống và lưu diễn của Billboard, nói với tờ New York Post về tour diễn “The Eras” của Taylor Swift. 

giá vé concert

Theo Bloomberg, so với thời điểm trước đại dịch, mức giá trung bình cho vé concert âm nhạc ở Mỹ đã tăng lên 10%. Nhưng sự chênh lệch được nhìn thấy rõ ràng hơn tại các show diễn thịnh hành hoặc thị trường “chợ đen”. Khi nhu cầu vượt xa nguồn cung, giá vé trên thị trường thứ cấp đã tăng vọt từ 75% đến 100% so với giá niêm yết chính thức. 

Tuy nhiên, các concert âm nhạc chỉ chiếm một phần nhỏ hơn trong chi tiêu của người tiêu dùng so với nhà ở hoặc thực phẩm. Do đó, một số người đã đặt câu hỏi về ý kiến ​​cho rằng giá vé concert có thể có tác động đáng kể đến lạm phát. 

"Thật là lố bịch khi nói rằng các show diễn của Beyonce hay Taylor Swift có tác động đến lạm phát", ông Andy Gensler, biên tập viên điều hành của tạp chí âm nhạc Pollstar, nhận xét và nói thêm: "Trong khi giá vé có cao hơn trước nhưng số liệu không thấy mức tăng đáng kể kể từ tháng 5/2022".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…