Giấc mơ của những người hái chè Sri Lanka tan vỡ vì khủng hoảng kinh tế

Đại dịch Covid-19, lạm phát, khủng hoảng kinh tế "đè nặng" lên giấc mơ thay đổi cuộc sống của những người hái chè tại Sri Lanka.
Giấc mơ của những người hái chè Sri Lanka tan vỡ vì khủng hoảng kinh tế

Trên một đồn điền tươi tốt ở Sri Lanka, Arulappan Ideijody khéo léo nhổ các ngọn của từng bụi chè, ném chúng qua vai vào một chiếc giỏ mở trên lưng. Sau một tháng hái hơn 18 kg lá trà như vậy mỗi ngày, cô và chồng, Michael Colin, 48 tuổi, nhận được khoảng 30.000 rupee, trị giá khoảng 80 USD. 

“Số tiền đó không đủ,” cô Arulappan, 42 tuổi, nói về khoản thu nhập của họ, số tiền để nuôi ba đứa con và mẹ già.

Cô Arulappan là một trong số hàng triệu người Sri Lanka đang phải quay cuồng trước cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của nước này trong nhiều thập kỷ.

Đại dịch Covid-19 đã cắt đứt “huyết mạch du lịch” của quốc gia Ấn Độ Dương, vốn đã bị thiếu hụt doanh thu do chính phủ cắt giảm mạnh thuế. Và khi thiếu ngoại tệ để mua các nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và thuốc thiết yếu, Sri Lanka đã nhờ đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế để xin một gói cứu trợ khẩn cấp.

Lạm phát và tình trạng thiếu hụt trầm trọng đã làm bùng lên các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần mà đôi khi trở nên bạo lực.

Công nhân đồn điền như Arulappan, người chủ yếu đến từ dân tộc thiểu số Tamil của hòn đảo, bị ảnh hưởng nhiều hơn cả, vì họ không có đất để tạo ra “tấm đệm” chống lại giá lương thực tăng cao. Đại dịch xảy ra như một bước lùi cho cả các gia đình và đất nước, đóng cửa nền kinh tế trong nhiều tháng và cắt đứt ngành du lịch, một ngành thu ngoại tệ chính. Cô Arulappan nghẹn ngào chia sẻ: “Có những ngày chúng tôi chỉ ăn cơm trắng”. 

Đối với những người như cô Arulappan, cuộc sống của họ phản ánh sự thăng trầm của một nền kinh tế mới mở sau cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ vào năm 2009. Được thúc đẩy bởi ngành du lịch đang bùng nổ và xuất khẩu các mặt hàng như quần áo và các sản phẩm từ rừng trồng như chè, cao su và quế, Sri Lanka đã đạt GDP gấp đôi gần như so với nước láng giềng Ấn Độ vào năm 2020.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp chè, vốn hỗ trợ hàng trăm nghìn người, cũng phải hứng chịu một quyết định gây tranh cãi của chính phủ vào năm ngoái về việc cấm phân bón hóa học như một biện pháp sức khỏe. Mặc dù sau đó đã được đảo ngược, lệnh cấm đã khiến nguồn cung phân bón bị thiếu hụt.

Sản lượng chè trong quý đầu tiên giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, với Hội đồng Chè Sri Lanka cho biết thời tiết khô hạn đã ảnh hưởng đến các bụi cây không nhận đủ phân bón sau lệnh cấm. Cùng với việc cắt điện kéo dài, tình trạng thiếu nhiên liệu và lạm phát tăng cao, đã giúp đẩy ngành công nghiệp này đến mức "gần như suy sụp hoàn toàn", phát ngôn viên của Hiệp hội Đồn điền Roshan Rajadurai cho biết.

Cuộc khủng hoảng đã khiến Arulappan không thể trả các khoản vay lãi suất cao trong hai tháng qua mà cô đã vay để bắt đầu kinh doanh bán rau, bù đắp chi phí tổ chức đám cưới của gia đình và trả các khoản nợ khác.

Các số liệu chính thức cho thấy lạm phát lương thực đang tiến tới mức 50% trong năm, với phương tiện giao thông đắt hơn gần 70%, các số liệu chính thức cho thấy, mặc dù trên thực tế, con số này thậm chí còn cao hơn. Giá bột mì đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, khiến nhiều công nhân đồn điền thậm chí không mua được với những chiếc bánh mì dẹt mà họ thường nhấm nháp trong khi tuốt chè.

Chi phí đi xe buýt đến trường cho hai đứa con nhỏ của nhà cô Arulappan cũng đã tăng hơn gấp đôi trong những tháng gần đây, nhưng cặp vợ chồng vẫn tiếp tục trả tiền học phí tư nhân để đảm bảo cho các con cuộc sống tốt hơn. “Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy những đứa con của mình làm việc trong một đồn điền.”

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã khiến kế hoạch học đại học của con trai cả, Akshon Ray bị ảnh hưởng. Cô Arulappan đã dành dụm được hai năm để mua một chiếc máy tính xách tay mà cô hứa với chàng trai 22 tuổi nếu cậu đạt kết quả tốt trong kỳ thi cuối kỳ. Phía trên tủ quần áo bằng kim loại của gia đình là một tập tài liệu về ngôi trường đại học nơi Akshon ấp ủ dự định theo học nhưng gánh nặng tài chính hiện là quá lớn. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…