Sri Lanka "cầu viện" IMF để chấm dứt khủng hoảng kinh tế

Sri Lanka sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cho biết, đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt thương mại khoảng 14% trong năm nay.
Sri Lanka "cầu viện" IMF để chấm dứt khủng hoảng kinh tế

Dự trữ ngoại hối của quốc gia Ấn Độ Dương đã giảm 70% trong hai năm qua xuống còn 2 khoảng,31 tỷ USD, khiến nước này phải vật lộn để thanh toán cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bao gồm cả thực phẩm và nhiên liệu.

TT Rajapaksa cho biết: “Tôi đã quyết định làm việc với IMF sau khi xem xét những thuận lợi và khó khăn hiện tại của đất nước.”

“Chúng tôi phải hành động để tăng dự trữ ngoại hối của mình. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã bắt đầu thảo luận với các tổ chức tài chính quốc tế cũng như với các quốc gia thân thiết về việc hoàn trả các khoản vay”.

Sri Lanka đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc và Ấn Độ dưới hình thức hạn mức tín dụng và hoán đổi tiền tệ.

TT Rajapaksa cho biết Sri Lanka sẽ cố gắng giảm thâm hụt thương mại xuống 7 tỷ USD trong năm nay từ mức 8,1 tỷ USD năm ngoái. Ông cho biết chính phủ đang kỳ vọng 5 tỷ USD kiều hối để hỗ trợ tài chính nhà nước, gần bằng với năm ngoái.

Nếu chương trình của IMF được tiến hành, đây sẽ là gói giải cứu tài chính thứ 17 của Sri Lanka từ tổ chức cho vay toàn cầu, thường đi kèm với rất nhiều điều kiện, chẳng hạn như bám sát các mục tiêu tài khóa.

Các nhà phân tích cho rằng Sri Lanka sẽ phải đồng ý với một gói cải cách mạnh mẽ có thể bao gồm định giá năng lượng minh bạch, cải cách các doanh nghiệp nhà nước và các loại thuế mới để thúc đẩy doanh thu của chính phủ.

Dimantha Mathew, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của First Capital, cho biết: “Đến với IMF là một quyết định tích cực. Nhưng điều quan trọng là phải thực hiện tái cơ cấu nợ ở một mức độ nào đó vì vấn đề chính của Sri Lanka là mức nợ cao.”

Tổng thống Sri Lanka xác định chi phí nhiên liệu tăng cao là vấn đề nghiêm trọng nhất mà đất nước của ông phải đối mặt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...