Giới đầu tư kêu gọi chính phủ Mỹ can thiệp giải quyết cuộc khủng hoảng SVB

Giới đầu tư đang thúc gịuc chính phủ Mỹ lựa chọn một ngân hàng khác tiếp quản Ngân hàng Silicon Valley để bảo vệ các khoản tiền gửi không có bảo hiểm…
Ngân hàng Silicon Valley

Những tên tuổi lớn ở Thung lũng Silicon và lĩnh vực tài chính đang công khai kêu gọi chính phủ Mỹ thúc đẩy một ngân hàng khác tiếp nhận tài sản và nghĩa vụ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sau khi tổ chức tài chính này buộc phải đóng cửa vào ngày 10/3. 

Hiện tại, các nhà chức trách địa phương đã chỉ định Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) tạm thời tiếp quản các khoản tiền gửi tại SVB. Theo đó, FDIC sẽ mở cổng rút tiền cho các khoản tiền gửi có bảo hiểm và có giá trị dưới 250.000 USD sớm nhất vào ngày 13/3. 

Tuy nhiên, đại đa số khách hàng của SVB là các doanh nghiệp có lượng tiền gửi lớn. Chưa kể, tính đến tháng 12/2022, hơn 95% tiền gửi của ngân hàng là không có bảo hiểm, theo hồ sơ của SVB cho thấy. Nhiều trong số đó là những công ty mới thành lập và nhiều người lo ngại rằng họ sẽ không thể trả lương cho nhân viên trong tháng này, rất dễ dẫn đến ra một làn sóng sa thải lớn trong ngành công nghệ.

Kể từ khi thành lập cách đây gần 40 năm, SVB đã trở thành trung tâm tài chính trong ngành công nghệ, đặc biệt là đối với các công ty mới thành lập và các nhà đầu tư mạo hiểm của các công ty này.

SVB cũng được biết đến với việc mở rộng dịch vụ ngân hàng cho các công ty mới ở giai đoạn đầu - những công ty thường phải vật lộn để có được dịch vụ ngân hàng ở nơi khác trước khi tạo ra dòng tiền ổn định. Nhưng bản thân SVB đã phải đối mặt với các vấn đề về dòng tiền trong năm nay khi nguồn tài chính khởi nghiệp cạn kiệt và tài sản của chính công ty bị kẹt trong các trái phiếu dài hạn.

SVB đã khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên vào giữa tuần trước với thông tin rằng họ cần huy động 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán và công ty đã bán tháo hàng loạt danh mục chứng khoán với khoản lỗ 1,8 tỷ USD. Ngay sau đó, những lời trấn an từ các giám đốc của ngân hàng đã không thể ngăn được tình trạng rút tiền ồ ạt, với hơn 42 tỷ USD được rút ra sau hơn 24 giờ, gây ra một vụ thất bại ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử hiện đại của Mỹ.

Các nhà đầu tư quan ngại rằng, ví dụ lần này về SVB có thể làm giảm niềm tin của người dân vào lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cỡ trung với tổng số tiền gửi dưới 250 tỷ USD. Những ngân hàng này không được coi là đủ lớn để thường xuyên phải trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt hay các biện pháp đảm bảo an toàn khác được thông qua sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nhà đầu tư mạo hiểm và cựu giám đốc điều hành công nghệ David Sacks đã kêu gọi chính phủ liên bang thúc đẩy một ngân hàng khác mua tài sản của SVB. Ông David Sacks chia sẻ trên Twitter: “Chủ tịch Fed Jerome Powell hiện đang ở đâu? Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen hiện đang ở đâu? Hãy chấm dứt cuộc khủng hoảng này ngay bây giờ. Hãy đảm bảo với các khách hàng gửi tiền rằng tài sản của họ sẽ được an toàn. Hãy liên kết SVB với 4 ngân hàng hàng đầu. Hãy làm điều này trước khi mở cửa vào thứ Hai, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lan rộng.” 

Đồng tình với tuyên bố trên của ông David Sacks, doanh nhân Mark Suster bình luận: “Tôi cho rằng đây là điều mà các quan chức đang có ý định thực hiện. Tôi chờ đợi một tuyên bố vào Chủ nhật. Nếu không, thứ Hai tới sẽ thực  sự tàn khốc.”

Nhà đầu tư Bill Ackman cũng đã đưa ra một lập luận tương tự, rằng "chính phủ liên bang có khoảng 48 giờ để khắc phục một sai lầm sắp trở thành không sửa chữa được. Nếu thiếu đi sự tham gia của các ngân hàng lớn như JP Morgan, Citi hay Bank of America trước thứ Hai, thì một lượng lớn số tiền gửi không có bảo hiểm ở các ngân hàng trung và nhỏ sẽ nhanh chóng bị rút ra một cách khó kiểm soát.” 

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đang chỉ ra điều trớ trêu khi một số nhà đầu tư mạo hiểm với quan điểm nổi tiếng về thị trường tự do theo chủ nghĩa tự do hiện đang kêu gọi một gói cứu trợ từ chính phủ. Chẳng hạn, các phản ứng đối với bài đăng của ông David Sacks bao gồm những bình luận mỉa mai như: “Xin lỗi, thưa ngài. Đột nhiên chính phủ lại là câu trả lời?!?” hay “Các bạn, những người tư bản giờ lại muốn chủ nghĩa xã hội!"

Một số chính trị gia trong nước phản đối ý kiến triển khai bất kỳ gói cứu trợ nào cho SVB, với thành viên Hạ viện bang Floria Matt Gaetz nói rằng: “Nếu có nỗ lực sử dụng tiền của người đóng thuế để cứu SVB, thì các bạn có thể tin rằng tôi sẽ đứng đầu trong cuộc chiến chống lại nỗ lực đó.” 

Nhưng nhà tài chính và cựu giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci lại lập luận rằng: “Đó không phải là một quyết định chính trị để giải cứu SVB. Vấn đề không phải là sự giàu hay nghèo của những người được hưởng lợi, mà là ngăn chặn hiệu ứng lây lan và bảo vệ hệ thống ngân hàng Mỹ.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…