Giữa thời điểm thế giới rối ren vì Covid-19, Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa

Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa tầm ngắn ra biển vào sáng sớm hôm nay (9/3) như một phần của cuộc tập trận quân sự đang được triển khai.
Giữa thời điểm thế giới rối ren vì Covid-19, Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa

Các tên lửa được bắn từ một hệ thống phóng đa tên lửa (MLRS); bay xa tới 200km và đạt độ cao 50km, theo thông tin từ quân đội Hàn Quốc.

“Các tên lửa được phóng từ thị trấn ven biển phía đông Sondok, khu vực có một sân bay quân sự là nơi Triều Tiên đã bắn tên lửa đạn đạo vào năm ngoái.” 

Cuộc thử nghiệm tên lửa mới nhất của Triều Tiên là một phần của cuộc tập trận được triển khai từ cuối tháng trước, và được đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong Un giám sát.

Sau 3 tháng tạm dừng thử nghiệm, quân đội Triều Tiên đã “trở lại” với MLRS vào ngày 2/3 mà các quan chức Seoul cho biết cũng nằm trong cuộc tập trận nêu trên. 

Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong đã tổ chức một cuộc họp video với Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc tình báo Hàn Quốc để phân tích cuộc thử nghiệm tên lửa, đồng thời tìm hiểu ý định của Triều Tiên, Nhà Xanh cho biết. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono nhận xét, các tên lửa dường như là tên lửa đạn đạo và chúng không rơi vào vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản, mặc dù chính phủ đang kiểm tra sâu về chi tiết vụ phóng. 

Một quan chức Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết Triều Tiên đã bắn ít nhất 3 tên lửa đạn đạo về phía biển đông và một phân tích chi tiết đang được tiến hành. 

Anh, Đức, Pháp, Estonia và Bỉ đã nêu lên các vấn đề phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên tại Hội đồng Bảo vào cuối tuần trước, gọi đây là một hành động khiêu khích vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc. 

Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã chỉ trích hành động này của châu Âu là “hành vi liều lĩnh do Hoa Kỳ xúi giục”, và chính chị gái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã tuyên bố cuộc tập trận không nhằm đe doạ bất cứ ai.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...