“Giúp” Eliud Kipchoge đạt kỷ lục khủng cự ly marathon 42km, giày Nike bị IAAF điều tra

Đôi giày thể thao của Nike đã hiệu quả đến mức một số vận động viên đã yêu cầu Hiệp hội Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF) điều tra về khả năng mang lại lợi thế không công bằng trong thi đấu.
“Giúp” Eliud Kipchoge đạt kỷ lục khủng cự ly marathon 42km, giày Nike bị IAAF điều tra

Nike Zoom VaporFly 4% đã nhận được sự chú ý đáng kể trong màn thi đấu đạt kỷ lục vào cuối tuần qua. Eliud Kipchoge, vận động viên huy chương vàng Olympic giữ kỷ lục thế giới trong các cuộc đua marathon nam giới, trở thành người đầu tiên trong lịch sử hoàn thành chặng đua 42km (26,2 dặm) trong 1 giờ 59 phút và 40 giây tại Vienna, Áo trong khi Brigid Kosgie lập kỉ lục thế giới mới trong nhóm nữ với kết quả 2 tiếng 14 phút 04 giây tại Chicago Marathon.

Các phiên bản khác nhau của đôi giày đều được nam vận động viên sử dụng khi thi đấu và phá vỡ kỉ lục trong những năm gần đây. Xu hướng này đã khiến một sô VĐV và tổ chức thể thao đưa ra những lo ngại về tác động của giày VaporFly, đối với việc cạnh tranh không công bằng, theo một hãng thông tin của Anh.

“Thách thức đối với IAAD là để tìm ra sự cân bằng phù hợp trong các quy tắc kỹ thuật, giữa việc khuyến khích phát triển và sử dụng công nghệ mới trong điền kinh và bảo tồn các đặc điểm cơ bản của bộ môn thể thao này: khả năng tiếp cận, tính toàn cầu và sự công bằng, IAAF nói trong một tuyên bố.

VĐV Eliud Kipchoge đã đi bản nguyên mẫu (thử nghiệm) của VaporFly trong lần thi đấu vừa qua, sản phẩm thị trường cũng được bán với mức giá 250 USD trên website chính thức của Nike. Sau lần đầu tiên ra mắt vào năm 2016, VaporFly đã được cập nhật nhiều phiên bản và mới nhất là vaò tháng Tư vừa qua.

Thiết kế tiên tiến trong mẫu giày VaporFly bao gồm việc sử dụng một tấm sợi carbon giúp tăng cường sự “đàn hồi” và một tầng đế giữa (midsole) cao hơn thông thường được làm bằng bọt siêu nhẹ giúp tăng khả năng hồi lưu năng lượng - tăng tốc độ của người chạy mà không gây hiệu ứng suy nhược cơ chân của họ.

Theo các quy tắc của IAAF, các đôi giày thể thao được sử dụng trong cuộc thi phải nằm trong phạm vi “thông thường” (không thiết kế dành riêng cho bất cứ cá nhân nào) và không được phép “cung cấp, trợ giúp bất kỳ lợi ích không công bằng nào”. Cho đến nay, VaporFly vẫn chưa bị cáo buộc vi phạm bất cứ điều nào trong hai quy định trên.

Nguồn: Fox Business

Xem thêm

Park Yen-cha - Tỷ phú đế chế gia công giày Nike

Park Yen-cha - Tỷ phú đế chế gia công giày Nike

Tại Hàn Quốc, việc một tỷ phú bị kết án tù và sau đó trở lại làm lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp trong một thập kỷ qua không hiếm, như chủ tịch Samsung, SK hay Hyundai Motor. Hiện tại, ông Park

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...