Hacker ăn trộm 600 triệu USD tiền điện tử từ chối nhận thưởng vì đã trả lại tiền

Hacker giấu mặt đã đánh cắp 600 triệu USD tiền điện tử trong tuần trước đã từ chối phần thưởng trị giá 500.000 USD và quyền miễn trừ, bởi vì người này đã hoàn trả lại số tiền.
Hacker ăn trộm 600 triệu USD tiền điện tử từ chối nhận thưởng vì đã trả lại tiền

Mặc dù hacker đã trả lại phần lớn số tiền nhưng người này không quan tâm đến bất kỳ phần thưởng nào, BBC đưa tin. Đầu tuần trước, Poly Network đã công khai trên phương tiện truyền thông xã hội về vụ tấn công mạng, kêu gọi hacker trả lại tiền và thương lượng tiền thưởng đồng thời không truy tố. Khi nhận được lời đề nghị công khai, tên tội phạm ẩn danh đã chế nhạo công ty và thậm chí còn yêu cầu lời khuyên về cách rửa tiền trước khi hứa trả lại tiền.

Poly Network hiện đã nói rằng hầu hết số tiền đã được chuyển vào một ví kỹ thuật số do cả hacker và công ty kiểm soát. Cả hai bên được cho là đang làm việc chặt chẽ với nhau. BBC đã xác nhận rằng tin tặc “vẫn giữ 33,4 triệu USD tiền ảo Tether - vì số tiền này đã bị chính Tether đóng băng.”

Poly Network ban đầu đưa ra phần thưởng với niềm tin rằng cá nhân đó là “Hacker mũ trắng”, được biết đến như một người sử dụng các kỹ năng của họ để giúp các tổ chức tìm ra lỗi bảo mật. Mặc dù đây là quan điểm của công ty, nhưng nhiều người trong thế giới bảo mật lo ngại rằng sự cố này sẽ tạo tiền lệ cho các tin tặc tội phạm trong tương lai, những người sẽ sử dụng danh hiệu “Hacker mũ trắng” để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các hành động của họ. 

BBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...