Hoa Kỳ sẽ duy trì sản lượng dầu thô mặc cho giá có dấu hiệu giảm

Mặc dù giá dầu đang có dấu hiệu giảm, các nhà sản xuất tại Mỹ vẫn tiếp tục sản xuất với mục tiêu 12 triệu thùng – mức cao nhất mọi thời đại và có thể sẽ tăng lên con số 13 triệu.
Hoa Kỳ sẽ duy trì sản lượng dầu thô mặc cho giá có dấu hiệu giảm

Thứ trưởng Bộ Năng lượng, ông Dan Brouillette cho biết Hoa Kỳ sẽ duy trì lượng sản xuất dầu của cả nước – hoặc thậm chí có thể tăng thêm – mặc dù giá năng lượng thấp và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ sẽ tiếp tục tạo ra kỷ lục với 12 triệu thùng trong năm tới, trích dẫn các dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng. Con số này có thể lên tới 13 triệu thùng, ông nói thêm.

Hợp đồng Tương lai Dầu thô WTI của Mỹ đã giảm 20% kể từ khi đạt đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm nay, khi giá dầu bị kéo xuống do lo ngại về suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng đến lượng dầu tiêu thụ. Nhưng ông Brouillette đã bác bỏ lo ngại này.

Vào thứ Tư, giá dầu brent ở mức 61,34 USD một thùng, giá dầu US oil ở mức 52,40 USD/ thùng – giảm mạnh so với mức giá cao nhất 74 USD và 66 USD/ thùng trong tháng 4.

Mặc dù các công ty khoan đá phiến ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những trở ngại về sản lượng tăng trưởng trong bối cảnh làn sóng ngân sách nhà nước phải “thắt lưng buộc bụng” hàng tỷ USD. Đồng thời, số lượng dàn khoan dầu hoạt động cũng đã giảm trong năm nay, nhưng ông Dan Brouillette vẫn khẳng định rằng sản xuất không thực sự là vấn đề lớn. Theo ông cho biết, trên thực tế, sẽ có sản lượng gia tăng chứ không giảm sút.

Thách thức lớn nhất của chúng tôi hiện tại không phải ở khâu sản xuất, mà là đưa sản phẩm ra thị trường. Mỹ đang phát triển các cơ sở hạ tầng với tốc độ nhanh chóng, nhưng vẫn cần phải làm thêm nhiều nữa.”

Năm ngoái, nhu cầu thế giới đối với khí ga tự nhiên tăng tốc với tốc độ chóng mặt kể từ 2010. Hầu hết nguồn cung đều đến từ Hoa Kỳ, trong bối cảnh tham vọng trở thành nhà sản xuất khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) hàng đầu. Sản lượng khí đốt của Mỹ đã tăng 11,5% trong năm 2018 – đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục kể từ năm 1951, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Nhưng trong cuộc chiến thương mại, thuế quan áp lên Trung Quốc đối với khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ có thể khiến tham vọng của Washington bị đình trệ bởi “người khổng lồ” châu Á chiếm một phần lớn nhu cầu toàn cầu và là nhà nhập khẩu LNG lớn số 2 thế giới bên cạnh Úc và Qatar. Ông Dan Brouillette phủ nhận quan điểm này và nói trằng “doanh số bán hàng sang Hàn Quốc và Nhật Bản cũng rất cao, cùng với những con số xuất khẩu sang Mexico thì tương lai không có gì đáng ngại.

Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…