Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc

Chính quyền Trump đã công bố lệnh cấm nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm bông và cà chua từ khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc vào thứ Tư (13/1). Đây tiếp tục được xem như một động thái cứng rắn của Mỹ với quốc gia này.
Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết điều lệnh này áp dụng đối với sợi thô, quần áo và hàng dệt làm từ bông trồng ở Tân Cương, cũng như cà chua đóng hộp, nước sốt, hạt và các sản phẩm cà chua khác từ khu vực, ngay cả khi được chế biến hoặc sản xuất ở các nước thứ ba.

Cơ quan trực thuộc Bộ An ninh Nội địa (DHS) ước tính, có khoảng 9 tỷ USD sản phẩm bông và 10 triệu USD sản phẩm cà chua đã được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong năm qua.

Đây là động thái mới nhất của chính quyền TT Donald Trump trong những ngày cuối cùng nhằm củng cố lập trường của Mỹ đối với Bắc Kinh, đưa ra các hình phạt kinh tế khiến Tổng thống đắc cử Joe Biden khó có thể xoa dịu căng thẳng Mỹ-Trung sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.

Lệnh cấm nhập khẩu trên toàn khu vực diễn ra sau động thái ngăn chặn việc nhập khẩu bông từ nhà sản xuất lớn nhất của Trung Quốc: Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC). Cả hai điều này sẽ có tác động lớn đến sản xuất bông ở Tân Cương, nơi sản xuất tới 20% nguồn cung hàng hóa của thế giới.

Các quan chức CBP cho biết khoảng 43 lô hàng sản phẩm làm từ bông đã bị mắc kẹt ở các cảng nhập cảnh của Hoa Kỳ kể từ khi lệnh cấm XPCC được công bố.

Ngành công nghiệp may mặc Hoa Kỳ trước đó đã chỉ trích rằng, một lệnh cấm rộng rãi như vậy là không thể thực thi. Một liên minh các nhóm may mặc và bán lẻ cho biết trong một tuyên bố chung tại đây rằng các thành viên đang nỗ lực loại bỏ tình trạng lao động cưỡng ép khỏi chuỗi cung ứng của họ nhưng hy vọng làm việc với CBP "để đảm bảo rằng việc thực thi là thông minh, minh bạch, có mục tiêu và hiệu quả."

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...