Hôm nay (23/5): Giá dầu sụt giảm mạnh

Giá dầu hôm nay 23/5 sụt giảm mạnh sau khi thị trường thế giới đang chứng kiến những sự căng thẳng đến từ các đại gia dầu thô.
Hôm nay (23/5): Giá dầu sụt giảm mạnh

Tính đến đầu giờ sáng hôm nay 23/5/2019, giá dầu đang giao dịch ở ngưỡng: Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 6): 61,12 USD/thùng – giảm 2 USD; Giá dầu Brent (giao tháng 6): 70.46 USD/thùng - giảm 1,5 USD; Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 6): 44.910 JPY/thùng - giảm 380 JPY.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong ngày 22/5 công bố dự trữ dầu thô Mỹ tăng 4,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/5/2019 và như vậy có tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Giới chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của S&P Global Platts đã dự báo về mức giảm 2 triệu thùng dầu. Tuy nhiên, số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ ngày 21/5 cho thấy mức tăng 2,4 triệu thùng.

Trong khi đó, cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, điều này có thể khiến nhu cầu đối với dầu mỏ suy yếu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm 21/5 đã hạ mức dự báo đối với tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.

Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch nhận định nhờ chính sách thu hẹp nguồn cung, sản lượng dầu thô của OPEC và các đồng minh đã giảm 2,3 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 11/2018-4/2019.

Trong phiên họp gần đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê út Khalid al-Falih cho biết, OPEC và một số đồng minh đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ và duy trì động thái này cho tới hết năm 2019.

Ả Rập Saudi hôm 22/5 đã cam kết duy trì thị trường dầu cân bằng và bền vững. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định thị trường dầu mỏ vẫn bị thắt chặt trong bối cảnh nguồn cung của mỏ OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga bị cắt giảm và căng thẳng chính trị leo thang ở Trung Đông.

Bank of America Merrill Lynch cho biết, nhờ thực hiện thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, sản lượng dầu thô của OPEC và các nước đồng minh đã giảm 2,3 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 11/2018 - 4/2019. Nhờ đó, giá dầu Brent đã leo dốc hơn 30% kể từ đầu năm đến nay.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...