Hồng Kông cố gắng 'khởi động lại' nền kinh tế bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm bay và giảm bớt quy trình kiểm dịch

Vào đầu tuần này, Hồng Kông đã thông báo dỡ bỏ lệnh cấm bay và rút ngắn các yêu cầu kiểm dịch sau hai năm áp dụng các hạn chế xã hội cứng rắn để ngăn chặn đại dịch Covid-19.
Hồng Kông cố gắng 'khởi động lại' nền kinh tế bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm bay và giảm bớt quy trình kiểm dịch

Nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam cho biết, cư dân Hồng Kông đã được tiêm phòng đầy đủ tại 9 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Nepal, Pakistan và Philippines sẽ được phép trở về Hồng Kông bắt đầu từ ngày 1/4. 

Hiện vẫn chưa rõ những thay đổi có ý nghĩa như thế nào đối với những người không phải cư dân đến từ bất kỳ quốc gia nào bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Bà Lam nói rằng các lệnh cấm không còn cần thiết nữa vì tình hình Covid-19 ở Hồng Kông không còn khá hơn các nước khác là bao. 

Từng là trung tâm tài chính lớn của châu Á, Hồng Kông hiện đang phải trải qua làn sóng dịch bệnh thứ năm đáng lo ngại, dẫn đến nhiều ca tử vong hơn, hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải, tình trạng “chảy máu chất xám” và là một "đòn giáng” vào nền kinh tế địa phương. Mặc dù vậy, chính quyền phần lớn vẫn cam kết với chính sách "zero Covid", duy trì các yêu cầu nghiêm ngặt về giãn cách xã hội và buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời.

Bà Lam cũng cho biết bắt đầu từ tháng tới, những người Hồng Kông đã được tiêm phòng trở về từ tất cả các quốc gia sẽ được yêu cầu cách ly trong các khách sạn trong bảy ngày, giảm một nửa so với yêu cầu 14 ngày trước đây. Bà cũng nói thêm rằng người dân sẽ được phép rời khỏi khu cách ly khách sạn nếu xét nghiệm âm tính với Covid-19 vào ngày thứ năm, sau đó là xét nghiệm âm tính vào ngày thứ sáu và thứ bảy. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được yêu cầu hoàn thành thêm bảy ngày tự theo dõi.

Các quy định hạn chế kiểm dịch của Hồng Kông đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Trước đây, yêu cầu đối với hầu hết khách du lịch đến đây là phải tự cách ly trong phòng khách sạn trong ba tuần - một trong những yêu cầu cách ly lâu nhất thế giới.

Tuần trước, và Lam thừa nhận rằng Hồng Kông cần phải có sự điều chỉnh cần thiết để cải thiện vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính - kinh tế toàn cầu, nói rằng đã đến lúc chính quyền phải xem xét lại các biện pháp kiểm soát biên giới.

"Tôi có cảm giác rất rõ ràng rằng sự kiên nhẫn của mọi người đang mất dần, vì Hồng Kông là một trung tâm tài chính quốc tế," bà Lam nói trong một cuộc họp báo. "Chúng ta phải chuẩn bị cho sự khởi động trở lại nền kinh tế của mình”. 

Tháng trước, hơn 94.000 người đã rời khỏi Hồng Kông, trong khi chỉ có khoảng 23.000 người đến, dữ liệu nhập cư cho thấy. Và trong nửa đầu tháng Ba, hơn 50.000 người đã rời đi, trong khi chỉ có khoảng 7.000 người nhập cảnh.

Theo Phòng Thương mại Hồng Kông, dòng tiền chảy ra đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trên toàn nền kinh tế. Trong một tuyên bố hồi đầu tháng, Chủ tịch Peter Wong nói rằng Hồng Kông đang "đối mặt với một cuộc di cư của những người lao động có trình độ học vấn cao trên quy mô chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1990".

Hôm 21/3, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hồng Kông cho biết họ hoan nghênh việc dỡ bỏ các hạn chế, gọi đây là "một bước quan trọng đối với sự phục hồi của Hồng Kông sau đại dịch." "AmCham hoan nghênh chính quyền đã lắng nghe những mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, bằng cách sẵn sàng cho một khuôn khổ để đưa cuộc sống trở lại bình thường", chủ tịch Joseph Armas nói với CNN Business. "Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng chính quyền có thể xây dựng lại niềm tin trong cộng đồng - điều đã dẫn đến sự rời đi của người nước ngoài và nhân tài địa phương, bằng cách cung cấp thông tin liên lạc rõ ràng và nhất quán về các chính sách của họ."

Xem thêm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…