IMF: Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất năm 2024

Infographic dưới đây sử dụng thông tin được cung cấp trong dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…

Những-nền-kinh-tế-tăng-trưởng-nhanh-nhất-trong-năm-2024.jpg

Thời gian qua, Châu Á và Châu Phi cận Sahara thường xuyên là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất năm 2024 theo dự báo của IMF cũng đa số nằm tại hai khu vực này.

Cụ thể, các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á được dự báo là Macao (+27,2%), Palau (+12,4%) và Ấn Độ (+6,3%).

Trong đó, nền kinh tế Macao phụ thuộc rất nhiều vào du lịch, lĩnh vực tạo ra hơn 60% việc làm cũng như đóng góp cho khoảng 70% GDP của khu vực.

Palau là một quốc gia nhỏ bé bao gồm 340 hòn đảo, có tổng diện tích đất là 466 km vuông. Theo dữ liệu từ Bộ Ngoại giao Mỹ, du lịch chiếm khoảng 40% GDP của Palau.

Ấn Độ, với danh hiệu quốc gia đông dân nhất thế giới dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,7 tỷ người vào năm 2064.

Các quốc gia thuộc châu Phi cận Sahara chiếm một nửa trong danh sách top 20, dẫn đầu là Niger (+11,1%) và Senegal (+8,8%).

Tuy nhiên, một cuộc đảo chính quân sự gần đây có thể có tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Niger. Mỏ dầu Agadem của nước này, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) sở hữu phần lớn, có thể chứng kiến hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do các lệnh trừng phạt toàn cầu.

Nền kinh tế của Senegal cũng gắn liền với ngành công nghiệp dầu mỏ, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của nước này cũng có thể dao động trong những năm tới.

Dầu thúc đẩy tăng trưởng cho Guyana

Sau Macao, quốc gia Guyana (+26,6%) với dân số chỉ 815.000 người, được dự đoán sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai vào năm 2024.

Điều thú vị là đây là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm ngoái, với mức tăng GDP 62% và có khả năng sẽ tiếp tục giữ vững danh hiệu đó một lần nữa vào năm 2023 với mức tăng trưởng dự kiến là 37%.

Đà tăng trưởng tích cực này chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu ngày càng tăng từ Stabroek Block, một mỏ dầu ngoài khơi quốc gia đang được phát triển bởi liên doanh do Exxon Mobil dẫn đầu. Theo BBC, Guyana có trữ lượng dầu mỏ hơn 11 tỷ thùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…