Iran nêu điều kiện ký thỏa thuận hạt nhân với Mỹ

Iran phản hồi bản dự thảo thỏa thuận hạt nhân cuối cùng của EU, cho rằng có thể đạt được sự đồng thuận nếu Mỹ có phản ứng linh động.
Iran nêu điều kiện ký thỏa thuận hạt nhân với Mỹ

Hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin: "Iran đã gửi văn bản phản hồi dự thảo thỏa thuận Vienna. Một thỏa thuận sẽ được ký nếu Mỹ có phản ứng thực tế và linh động", nhắc đến dự thảo cuối cùng mà Liên minh châu Âu (EU) đưa ra hôm 8/8 để các bên hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Một nguồn tin ngoại giao Iran giấu tên nói "đề xuất từ EU là có thể chấp nhận được vì giúp trấn an Iran trên nhiều phương diện, liên quan các biện pháp trừng phạt và bảo vệ", cũng như các vấn đề liên quan Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thỏa thuận hạt nhân chỉ có thể hồi sinh nếu Iran từ bỏ các vấn đề "không liên quan", nhắc đến việc Tehran yêu cầu IAEA điều tra về các dấu vết uranium bất thường ở Iran và đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran khỏi danh sách các tổ chức khủng bố của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 15/8 nói nước này sẽ phản hồi đề xuất cuối cùng của EU nhưng không nêu mốc thời gian cụ thể. Mỹ trước đó tuyên bố sẵn sàng "chốt nhanh" một thỏa thuận dựa trên đề xuất của EU.

Theo giới quan sát, bất kể có chấp nhận đề xuất cuối cùng từ EU hay không, Mỹ và Iran đều sẽ không tuyên bố thỏa thuận thất bại bởi việc này không có lợi cho cả hai bên

Ngoại trường Iran Hossein Amirabdollahian nói "những ngày sắp tới rất quan trọng" và "không phải tận thế nếu Mỹ không thể hiện sự linh động". Khi đó, các bên sẽ cần nhiều nỗ lực và đàm phán hơn để giải quyết những vấn đề còn lại.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian trong cuộc họp báo ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian trong cuộc họp báo ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.

Iran năm 2015 đạt thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) với 6 cường quốc. Theo thỏa thuận, Tehran sẽ hạn chế hoạt động hạt nhân để đổi lại được dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt. Cựu tổng thống Donald Trump năm 2018 đơn phương rút Mỹ khỏi JCPOA và tái áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc với Iran. Tehran cũng từ bỏ cam kết trong thỏa thuận để đáp trả.

Mỹ và Iran bắt đầu đàm phán gián tiếp, với EU trung gian, để khôi phục JCPOA từ tháng 4/2021 ở Vienna, Áo. Đàm phán sau đó bế tắc vì bất đồng liên quan các yêu cầu từ Iran, như Washington phải đảm bảo không tổng thống Mỹ nào hủy bỏ thỏa thuận như ông Trump từng làm. Chính quyền Mỹ đương nhiệm không thể hứa trước điều này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...