Iran sao chép thành công tên lửa chống tăng nổi tiếng AGM-41 Hellfire của Mỹ

Iran đã thành công trong việc sao chép hoàn toàn tên lửa chống tăng nổi tiếng do Mỹ sản xuất phóng từ trên không, trang bị cho các phương tiện bay như trực thăng, UAV và máy bay mang tên AGM-41 Hellfire.

Hellfire ATGM là vũ khí trang bị tiêu chuẩn của trực thăng tấn công AH-64 Apache, AH-1Z Viper, OH-58 Kiowa, các máy bay không người lái (UAV) tấn công MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper.

Phiên bản tên lửa copy của Iran, được đặt tên là Ghaem-114, đang được trưng bày tại một cuộc triển lãm về những thành tựu và sự phát triển tương lai cho lực lượng hải quân Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) ở Tehran.

Theo ghi nhận của chuyên gia quân sự Yuri Lyamin, sự hiện diện của loại vũ khí Iran này được biết đến từ tháng 2/2020, tên lửa xuất hiện trong các bức ảnh một trực thăng Bell-214A hiện đại hóa của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC). Những tên lửa này được chụp từ xa, nhưng hiện nay đã có thể được nhìn thấy cận cảnh.

Quân đội Mỹ tích cực sử dụng Hellfire trong nhiều năm trên lãnh thổ các nước láng giềng Iraq và Afghanistan, người Iran không mất nhiều thời gian để thu giữ được các mẫu khác nhau của tên lửa ATGM này.

Qua các bức ảnh có thể thấy, 4 tên lửa mà Iran sao chép có các đầu đạn dẫn đường khác nhau: quang ảnh nhiệt, truyền hình, laser bán chủ động và radar chủ động.

Tên lửa Hellfire do Iran sản xuất với tên gọi mới là Ghaem-114

Nếu Iran thực sự chế tạo được phương án thứ tư, hoạt động theo nguyên tắc "bắn và quên", thì đây có thể coi là một thành tựu công nghệ lớn của ngành quân sự nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Ngày 4/12 , truyền thông Iran cho biết, quân đội Iran đã có một số phiên bản tên lửa AGM-41 Hellfire do Mỹ chế tạo. Iran không thông báo đã thu được các tên lửa của Mỹ từ đâu, nhưng rõ ràng Iran đã nắm chắc được công nghệ chế tạo các tên lửa này với tên gọi Ghaem-114. Tên lửa sao chép của Mỹ có hình dạng và kích thước tương tự, Tehran đã sửa đổi thành công chức năng các loại đạn, phù hợp với nhu cầu tác chiến của quân đội.

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ cung cấp công nghệ quân sự hiện đại cho Iran, một quốc gia được coi là thù địch.  Iran cũng đã sao chép thành công M47 Dragon và BGM-71 TOW. Nguyên mẫu BGM-71 TOW được Iran phát triển và sản xuất theo nhiều phiên bản khác nhau, bao gồm cả những loại có đầu đạn kép tandem, có thể xuyên thủng các loại giáp phản ứng nổ. Những tên lửa chống tăng ATGM do Iran sản xuất được cung cấp cho các lực lượng mà Iran hậu thuẫn ở Syria, Iraq, Lebanon và Yemen.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…