JPMorgan nộp phạt gần 1 tỷ USD để giải quyết các cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh

JPMorgan sẽ phải trả gần 1 tỷ USD tiền phạt cho chính phủ Hoa Kỳ để giải quyết các cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh.
JPMorgan nộp phạt gần 1 tỷ USD để giải quyết các cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh

JPMorgan Chase sẽ phải trả gần 1 tỷ USD tiền phạt để giải quyết các cuộc điều tra từ chính phủ Hoa Kỳ về việc thao túng thị trường kim loại quý, theo một nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết. 

Một thoả thuận giữa JPMorgan và các cơ quan quản lý Hoa Kỳ có thể được đưa ra ngay trong tuần này, theo Bloomberg - hãng tin đầu tiên đưa tin về khoản tiền phạt. Thoả thuận cũng sẽ giải quyết một số cuộc điều tra từ Bộ Tư pháp, Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai và Uỷ ban Chứng khoán & Giao dịch. 

Hình phạt ở quy mô như vậy sẽ là một hồ sơ về tội giả mạo, là khi các trader (nhà giao dịch) chứng khoán gây tràn ngập thị trường với các lệnh đặt mà họ không có ý định thực hiện. Hoạt động này đã bị cấm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các nhà quản lý đã ưu tiên loại bỏ. 

Mặc dù JPMorgan có thể bị buộc phải thừa nhận hành vi sai trái trong việc dàn xếp, nhưng thoả thuận này được cho là sẽ không dẫn đến các hạn chế kinh doanh đối với các lĩnh vực khác của JPMorgan. 

Hồ sơ được tiết lộ vào tháng 9/2019 khi bản cáo trạng tội phạm gồm 14 tội danh chống lại 3 nhân viên hiện tại hoặc trước đây của JPMorgan, có cả người đứng đầu giao dịch cơ sở và kim loại quý toàn cầu, được tháo niêm phong. 

Bản cáo trạng trên cáo buộc các trader cùng 8 đồng phạm giấu tên làm việc tại các văn phòng JPMorgan ở New York, London và Singapore, đã tham gia vào một âm mưu gian lận liên quan tới kế hoạch nhiều năm nhằm thao túng thị trường kim loại quý và lừa đảo khách hàng. 

Có tên trong bản cáo trạng gồm có Michael Nowak, cựu giám đốc điều hành, người đứng đầu bộ phận kim loại quý toàn cầu của công ty, cùng với Gregg Smith và Christopher Jordan, cả 2 đều giữ chức vụ giám đốc điều hành và là trader trong lĩnh vực kim loại quý. Trong khi những người khác đã hợp tác với chính quyền trong cuộc điều tra, thì Michael Nowak quyết định không nhận tội và xin bác bỏ mọi cáo buộc.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...