Khí đốt của Nga đủ dùng trong ít nhất 100 năm

Người đứng đầu tập đoàn Gazprom – Alexey Miller cho biết tại một hội nghị kinh doanh, Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ đủ dùng trong hơn một thế kỷ.
Khí đốt của Nga đủ dùng trong ít nhất 100 năm

“Người tiêu dùng của chúng tôi – những công dân Nga – sẽ được tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ và đáng tin cậy này. Họ có thể lạc quan về tương lai khí đốt của đất nước. Vì sao? Vì chúng tôi có nguồn cung đủ dùng cho 100 năm tới”, ông Miller nói, và lưu ý rằng một số mỏ của Gazprom vẫn sẽ có thể cung cấp khí đốt vào năm 2120.

Giám đốc điều hành của gã khổng lồ năng lượng đưa ra một dự báo lạc quan về sự phát triển của các nguồn tài nguyên rộng lớn ở phía Bắc Bán đảo Yamal của Nga, đồng thời nói thêm rằng Gazprom hiện đang chuẩn bị khai trương mỏ khí Kharasavey và cũng đã bắt đầu phát triển các mỏ sâu ở Bovanenkovo.

Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 48 nghìn tỷ mét khối.

Trong khi nguồn cung khí đốt của Nga luôn dồi dào, thì các quốc gia châu Âu khác được dự đoán sẽ phải trải qua mùa đông "đen tối" khi áp dụng các lệnh trừng phạt lên Mátxcơva vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cuộc khủng hoảng năng lượng – hậu quả của cuộc chiến trừng phạt, "có thể kích hoạt một cuộc suy thoái" ở châu Âu, nơi giá khí đốt tăng thêm 20% trong tuần trước, tờ The Economist nhận định.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc Nga Dmitry Medvedev cũng cảnh báo giá khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ tăng vọt lên 5.000 euro/nghìn mét khối vào cuối năm nay.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời các chiến lược gia của Capital Economics cho biết Nga có thể ngừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang EU hoàn toàn trong hơn một năm mà không gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế quốc gia.

Xem thêm

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Trước bối cảnh mùa đông đang đến gần, chính phủ Bulgaria thông báo sẽ tìm cách đàm phán với tập đoàn năng lượng Nga Gazprom để nối lại hoạt động cung cấp khí đốt.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...